Loại cá mỏ nhọn như cây kim giàu chất dinh dưỡng, tốt cho tim mạch

Cá kìm không chỉ giàu dinh dưỡng, chế biến thành nhiều món ăn ngon, đa dạng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cá kìm có hình dáng khá đặc biệt dễ nhận diện, đó là một chiếc kìm dài ở phần đầu mõm khoảng 2 - 4cm. Thường có màu trắng sữa, trắng trong hay ánh bạc. Phần sống lưng cá có màu đen hoặc xám nhanh, dưới bụng có màu trắng xám, trắng sữa.

Thịt cá khá dày, ngọt mềm, săn chắc, béo thơm đậm đà đặc trưng. Không những thế, cá kìm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một số lợi ích của cá kìm đối với sức khỏe:

Giúp phát triển trí não

Cá kìm là một thực phẩm tuyệt vời cho não. Omega – 3 trong cá giúp mọi người tập trung tốt hơn và giảm nguy cơ bệnh Alzheimer trên khoảng 60% người tích cực ăn cá...

Giảm suy thoái chức năng nhận thức

Hàm lượng dinh dưỡng trong cá kìm có thể ngăn ngừa suy thoái điểm vàng liên quan đến độ tuổi. Các chất dinh dưỡng này có giúp phát triển trí não, duy trì hoạt động của các cơ quan và hệ thần kinh, đảm bảo khả năng nhận thức của cơ thể.

Tốt cho tim mạch

Acid béo omega-3 được xem là tốt cho tim mạch do người ta nhận thấy người Eskimo hiếm bị bệnh động mạch vành (động mạch vành bị hẹp bít do cặn mỡ) và dân tộc này ăn rất nhiều cá có chứa acid béo omega-3. Từ năm 1963-1967 toàn bộ người Eskimo ở vùng Greenland chỉ có ba người bệnh động mạch vành.

Các acid omega là tiền chất (tức là chất ban đầu được cơ thể biến đổi chuyển hóa tạo thành các chất quan trọng cần cho cơ thể của ta, đặc biệt là cho hệ thần kinh trung ương). Acid béo omega-3 là tiền chất của DHA và EPA. DHA là chữ viết tắt của docosahexaenoic acid, người biết về hóa học hữu cơ đọc tên sẽ biết được đây là acid béo không no chuỗi dài có 22 carbon và chứa sáu nối đôi. Còn EPA là acid béo không no chuỗi dài có 20 carbon và chứa năm nối đôi.

Giảm nguy cơ ung thư

Ăn cá kìm giúp giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu trên 35.000 phụ nữ, trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention, 32% người có thể giảm ung thư vú khi sử dụng dầu cá. Nếu kết hợp nhiều cá trong chế độ ăn uống, nó có thể làm giảm nguy cơ phát sinh ung thư tuyến tiền liệt của phái mạnh.

Tốt cho thai nhi

Cá cung cấp các axit béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu dinh dưỡng rất cao giúp phát triển não bộ của thai nhi. Hàm lượng omega 3 trong cá kìm có thể giúp hình thành các tế bào não. Ngoài ra, vitamin D cần thiết cho sự hình thành xương, chất iod cần cho phát triển não của bé và chất sắt cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Cá Kìm nấu gì ngon?

Cá kìm là loài cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng tốt cho cơ thể. Đặc biệt, với chất thịt thơm ngon, ngọt và mềm , cá lìm kìm mang đến cảm giác đậm đà và dư vị khó quên cho mỗi bữa ăn.

Cá kìm thường được chế biến thành nhiều món ăn vô cùng quen thuộc và dễ thực hiện.

Cá kìm kho thịt ba chỉ

Nguyên liệu: Cá lìm kìm, thịt ba chỉ, tai chua, nước dừa tươi, lá chè, cà chua, ớt, mỡ heo, đường, nước mắm, muối…

Cách chế biến:

Sơ chế cá kìm: Nên chọn cá kìm còn tươi để chế biến. Rửa sạch cá bằng nước muối rồi để ráo.

Sau đó, đem cá đi ướp tầm 7 – 10 phút với các gia vị như: mỡ heo (hoặc dầu ăn), ớt, bột nêm, nước mắm, bột ngọt.

Sơ chế nước dừa: Cho một ít đường vào nồi rồi tiến hành đun sôi cho tới khi đường chuyển màu vàng cánh gián.

Rửa sạch lá chè rồi lót vào dưới đáy nồi để kho cá. Tiếp đến, cho riềng củ đã cắt lát, thịt heo vào xen giữa.

Cuối cùng, cho cá kìm lên phía trên, tai chua, giềng xay tiếp trên lớp cùng.

Tiến hành đun nồi cá đã chuẩn bị ở mức lửa to, cho đến khi cá sôi.

Sau đó cho nước dừa vào, giảm nhỏ lửa, nấu trong khoảng 1 – 2 giờ cho cá nhừ xương, nước sền sệt và thịt cá mềm là hoàn thành.

Món cá kho này ăn với cơm nóng và dưa leo.

Cá kìm kho tiêu

Nguyên liệu: Cá kìm, thịt heo, tiêu xanh, hành khô, tỏi, ớt, gừng, hành, gia vị cần thiết

Cách chế biến:

Sơ chế cá kìm: Rửa sạch, để ráo. Sau đó, cắt thịt heo thành từng lát mỏng. Hành, gừng, tỏi, ớt cắt lát hoặc băm nhỏ,

Dùng chảo có dầu ăn chiên sơ qua cá lìm kìm, sau đó gắp ra để ráo. Tiếp tục phi thơm hành tỏi.

Thắng đường để ướp tạo màu cho cá kho.

Cho một ít đường vào nồi nhỏ, đun cho tới khi đường chuyển sang màu nâu, dính đũa, thì thêm một ít nước lã vào đun sôi, khuấy đều là được.

Ướp cá: Cho cá vào nồi kho, đổ dung dịch đường vừa nấu vào cá, rưới đều. Sau đó, thêm muối, nước mắm, đường vào.

Ướp cá khoảng 5 phút rồi cho hành tỏi phi, gừng, hành hoa, tiêu xanh lên trên. Tiến hành bật lửa kho cá. Để cá chín đều và mềm thì nên kho cá ở lửa nhỏ.

Món ăn hoàn thành khi nước kho đã cạn, thịt cá mềm và thơm nồng sau khi rắc tiêu. Món cá kho tiêu thường được ăn với cơm nóng.

Theo Đời sống
back to top