Loại cá cực giàu DHA tốt cho tim mạch, kích thích phát triển não bộ

Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị đậm đà và thịt chắc, cá ngừ còn được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng axit docosahexaenoic (DHA) dồi dào.

Cá ngừ là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp DHA. Một phần cá ngừ (khoảng 100g) có thể chứa từ 500 đến 1000mg DHA, tùy thuộc vào loại cá ngừ và cách chế biến.

Đặc biệt, cá ngừ vằn và cá ngừ vây dài có hàm lượng DHA cao, làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bổ sung DHA trong chế độ ăn hàng ngày.

Ngoài DHA, cá ngừ còn giàu protein, vitamin D, vitamin B12 và selen, những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vitamin D trong cá ngừ giúp hỗ trợ sức khỏe xương, còn vitamin B12 và selen có vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và quá trình trao đổi chất.

Loại cá cực giàu DHA tốt cho tim mạch, kích thích phát triển não bộ. Ảnh minh họa

Loại cá cực giàu DHA tốt cho tim mạch, kích thích phát triển não bộ. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của cá ngừ:

Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Do cá ngừ chứa nhiều protein, lượng chất béo trong cá ngừ khá thấp nên cá ngừ là thực phẩm thích hợp cho người dùng muốn giảm cân, tiêu mỡ, tăng cơ. Cá ngừ thường xuất hiện trong các thực đơn ăn giảm cân, giúp bạn có một thân hình cân đối, khỏe mạnh và đặc biệt là giảm cân khoa học không gây hại cho sức khỏe.

Cá ngừ rất bổ mắt

Cá ngừ được coi là loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho mắt do chứa nhiều Omega 3. Theo khảo sát thực tế tại Mỹ, bổ sung nhiều Omega 3 có thể giúp bảo vệ, ngăn ngừa và giảm 20% nguy cơ mắc hội chứng khô mắt. Ở Mỹ có gần 10 triệu người mắc hội chứng này.

Cá ngừ có khả năng bổ gan

Công việc của gan là lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do đó, một khi gan bị tổn thương sẽ vô tình gây ra các bệnh khác. cá ngừ có chứa các chất dinh dưỡng như DHA và EPA giúp ích cho quá trình hồi phục của gan. Cá ngừ có thể làm giảm lượng chất béo trong máu, hạn chế bệnh ung thư gan. Nhờ đó, gan sẽ sớm khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

Hạn chế việc thiếu máu, thiếu sắc

Sắt được coi là nguyên tố thiết yếu và cần thiết cho cơ thể chúng ta. Cá ngừ là thực phẩm giàu sắt và B12. Do đó, ăn cá ngừ sẽ là một cách để bạn tăng hấp thụ sắt từ thực phẩm, hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Giảm mức độ cholesterol “xấu”

EPA, protein và taurine có trong cá ngừ có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể con người. Vì vậy, thường xuyên ăn cá ngừ có thể làm giảm cholesterol “xấu” trong máu và tăng cholesterol “tốt”, giúp ngăn ngừa các bệnh gây ra bởi mức cholesterol cao.

Tốt cho huyết áp

Các axit béo omega-3 có trong cá ngừ có thể giúp làm giảm huyết áp. Kali được tìm thấy trong cá ngừ cũng là thuốc giãn mạch và rất tốt cho việc hạ huyết áp.

Giảm huyết áp có thể làm tăng đáng kể sức khỏe của bạn thông qua việc giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ, cũng như các tình trạng như xơ vữa động mạch.

Ăn cá ngừ đúng cách và an toàn

Nấu chín cá ngừ là cách tốt nhất để loại bỏ ký sinh trùng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn có thể ăn cá ngừ sống một cách an toàn. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo nên làm đông lạnh cá ngừ sống theo một trong những cách sau để loại bỏ ký sinh trùng:

Đóng băng ở -20 °C ​​hoặc thấp hơn trong 7 ngày

Đông lạnh ở -35 ° C hoặc thấp hơn. Sau đó tiếp tục bảo quản ở nhiệt độ -35 ° C trở xuống trong vòng 15 giờ.

Đông lạnh ở -35 ° C hoặc thấp hơn. Sau đó bảo quản cá ngừ ở nhiệt độ -20 ° C hoặc thấp hơn trong 24 giờ.

Cá ngừ sống đông lạnh nên được rã đông trong tủ lạnh trước khi tiêu thụ. Làm theo phương pháp này có thể sẽ tiêu diệt hầu hết ký sinh trùng trong cá ngừ.

Cá ngừ là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên chúng cũng chứa nguồn thủy ngân và ký sinh trùng lớn. Do đó, một số đối tượng cần thận trọng khi ăn cá ngừ sống và thực hiện ăn cá ngừ đúng cách để đảm bản an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm.

Theo Đời sống
back to top