Loài cá chỉ có ở Việt Nam, "quái chiêu" giao phối độc nhất vô nhị
Tâm Anh (TH)
Lần đầu tiên được tìm thấy ở Việt Nam là vào năm 2009, cá bụng đầu Cửu Long là một trong số ít có quá trình thụ tinh trứng diễn ra ở bên ngoài cơ thể của con cái.
Loài cá bụng đầu Cửu Long được nhà khoa học Koichi Shibukawa đến từ Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao ở Tokyo, Nhật Bản, phát hiện vào tháng 7/2009 khi quan sát một con kênh nhỏ của sông Hậu - một phần của hệ thống sông Cửu Long - ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Ảnh: Photograph courtesy Magnolia Press, reproduced with permission.
Trong quá trình làm việc với các chuyên gia Việt Nam, nhà khoa học Koichi nhận định đây là loài cá chưa từng biết đến. Vào tháng 7/2012, công trình nghiên cứu về loài cá mới: cá bụng đầu Cửu Long được công bố trên tạp chí khoa học Zootaxa. Ảnh: L.X. Tran, Zootaxa.
Cá bụng đầu Cửu Long sau đó được National Geographic xếp vào danh sách 10 phát hiện lạ lùng nhất thế giới trong năm 2012. Ảnh: Zootaxa.
Theo các chuyên gia, cá bụng đầu Cửu Long (danh pháp khoa học: Phallostethus cuulong) là loài cá vây tia thuộc họ Cá bụng đầu Phallostethidae, bộ Cá suốt. Đây là loài cá mặt nước khá hiếm sống tại khu vực sông Mekong ở Đông Nam Á. Ảnh: Photograph courtesy Magnolia Press, reproduced with permission.
Cá bụng đầu Cửu Long là loài đặc hữu Việt Nam, không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác ở trên thế giới. Ảnh: Photograph courtesy Magnolia Press, reproduced with permission.
Chiều dài trung bình của cá bụng đầu Cửu Long là khoảng 25 mm. Loài cá này có cơ chế giao phối đặc biệt khi bộ phận sinh dục nằm ngay dưới cằm, sau miệng. Ảnh: L.X. Tran, Zootaxa.
Cá thể cá đực có priapium - cơ quan giống như dương vật nhưng đảo ngược và tương tự như một loại vây ngực. Cơ quan này giúp tỷ lệ thụ tinh của trứng cao, giúp ống dẫn trứng của cá cái chứa nhiều tinh trùng. Trong khi đó, bộ phận sinh dục của con cái nằm ở bên trong miệng. Ảnh: L.X. Tran, Zootaxa.
Khi giao phối, cá đực sẽ đặt phần đầu gần cá cái, tạo nên một góc khoảng 45 độ. Dựa trên cấu trúc cơ thể và so sánh với các loài tương tự, các chuyên gia suy đoán cá đực dùng các bộ phận giống như cưa và roi để thu hút cá cái trong thời kỳ sinh sản. Con cá đực sẽ phát triển dương vật kéo dài từ đầu như 1 móc cưa để bám vào những con cái trong quá trình giao phối. Ảnh: L.X. Tran, Zootaxa.
Với quá trình thụ tinh trứng diễn ra ở bên ngoài cơ thể của con cái, cá bụng đầu Cửu Long nằm trong danh sách top những loài cá tiến hóa dị nhất thế giới. Ảnh: L.X. Tran, Zootaxa.
Mời độc giả xem video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.