<p>Giải pháp này không chỉ giúp giữ gìn môi trường sống trong lành ở từng nhà, mà còn giảm bớt tình trạng quá tải ở các bãi rác lớn hiện nay.</p> <p><span><span><span><span><span><span>Từ bao đời nay, người dân Bình Mỹ có thói quen vứt rác thải sinh hoạt tại các điểm ven đường hoặc tập trung tại các khu đất trống rồi đốt. Vì vậy, rác thải tràn lan ở nhiều nơi từ ngõ xóm đến đường làng gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan làng xã. Năm 2017, sau khi đi tham quan, học hỏi mô hình tại tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo xã Bình Mỹ nhận việc xử lý rác bằng cách phân loại và đốt tại nhà tuy đơn giản nhưng hiệu quả, nên thống nhất triển khai cho người dân trên địa bàn xã. </span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Theo chị Đào Thị Thu Vân - Phó Bí thư Đảng ủy xã Bình Mỹ, thực tế mô hình tại Quảng Ninh đặt tại nơi công cộng, tuy nhiên, khi về đến địa phương, xét thấy mỗi nhà đều có diện tích đất trống rộng nên đã triển khai thành “Lò xử lý rác tại nhà”. Ban đầu, xã triển khai xây dựng thí điểm tại 02 khu dân cư xóm Phú Thọ và Trung An với 45 lò xử lý rác thải. </span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>“Để việc triển khai được hiệu quả, căn cứ nội dung kế hoạch đã ban hành, chính quyền xã đã tổ chức họp bàn, phân công nhiệm vụ vận động, theo dõi, đôn đốc trưởng khu dân cư vận động người dân xây dựng mô hình. Đặc biệt, mỗi cán bộ, đảng viên là những người tiên phong thực hiện làm trước. Sau khi có mô hình mẫu, thấy được lợi ích từ mô hình đem lại, đông đảo các hộ dân ở Bình Mỹ đã đồng tình hưởng ứng thực hiện.”- chị Đào Thị Bích Vân, Phó Bí thư Đảng ủy xã Bình Mỹ cho biết. </span></span></span></span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Từ khi xây dựng lò xử lý rác thải tại nhà người dân Bình Mỹ không còn thói quen vứt rác bừa bãi" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/23/lo2(1).jpg" /> <figcaption>Từ khi xây dựng lò xử lý rác thải tại nhà người dân Bình Mỹ không còn thói quen vứt rác bừa bãi</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span>“Lò xử lý rác tại nhà” có chiều rộng 1m và chiều cao 1,5m. Trong đó, khâu quan trọng là phải đổ tấm đanh làm nền thật chắc, để không bị xói mòn và xuống nền khi đốt. Tiếp đến là lót một vỉ sắt cách nền 0,5m để chứa rác. Phần trên cùng, cách vỉ sắt 1m được che một tấm đanh 1,3m, nhằm tránh mưa tạt.</span></span></span><span><span><span>Sau khi đốt xong hộ dân tận dụng lượng tro để ủ làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, xã đã hỗ trợ kinh phí cho các gia đình xây lò đốt rác. Chi phí mỗi lò đốt rác từ 1- 1,5 triệu đồng, địa phương hỗ trợ 400.000 đồng/ 1 lò. Do đó, tới thời điểm này trên địa bàn toàn xã đã có gần 80 hộ gia đình có lò đốt rác tại nhà và tại các trường tiểu học, trung học cơ sở. </span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Khác với các vùng nông thôn khác ở Quảng Ngãi, đi dọc theo tuyến đường bê-tông thuộc xã Bình Mỹ, hai bên đường sạch sẽ với những hàng rào cây xanh, luống hoa…</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Ngô Phụ, người dân xóm Phú Thọ, xã Nghĩa Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, trước đây, rác vứt khắp nơi, nhiều hộ dân thường để thành đống, thậm chí có hộ quăng xuống sông. Từ khi phát động nhà nhà làm lò đốt rác thì tình trạng này giảm đi rất nhiều. Dần dần bà con theo thói quen, biết phân loại rác và đốt rác để đảm bảo vệ sinh. Lò đốt rác đặt cuối vườn nhà nên khi đốt không ngại khói bụi, ảnh hưởng môi trường xung quanh. </span></span></span></span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Đường làng, ngõ xóm ở Bình Mỹ sạch sẽ, khang trang nhờ người dân có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/23/lo3(1).jpg" /> <figcaption>Đường làng, ngõ xóm ở Bình Mỹ sạch sẽ, khang trang nhờ người dân có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span>“Từ khi có lò đốt rác, bà con chúng tôi phân loại rác thải, đối với những rác hữu cơ thì ủ phân bón cho cây trồng, loại vô cơ thì bỏ vào lò đốt, đối với những vật dụng không đốt được như chai lọ thì đem chôn xuống đất. Lò này rất hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường, trung bình cứ 2 ngày thì đốt một lần. Nhà nào không có thì có thể sử dụng chung, đặc biệt nhờ thiết kế thoáng, nên việc đốt rác nhanh và dễ cháy hơn, nhất là các loại rác khó cháy. Trời mưa cũng không sợ ướt.”- ông Ngô Phụ cho hay. </span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Trần Quang Hà - Phó Chủ tịch xã Bình Mỹ cho biết, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng, phần nhiều do ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Chính vì vậy, việc xây dựng lò đốt rác tại hộ gia đình là việc làm nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn. Trước hết là đảm bảo sạch sẽ môi trường sống, dần dần hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xử lý chất thải đúng quy định nhất là đối với những khu vực xa nơi thu gom. Mô hình “Lò xử lý rác tại nhà” của xã Bình Mỹ được chọn là một trong những mô hình được báo cáo tại phong trào thi đua “Dân vận khéo” của tỉnh. </span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>“Nhờ hiệu quả từ mô hình nhân dân ngày càng có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Trên tinh thần mỗi gia đình có một lò đốt rác, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ra các xóm Đông Thạnh, Tây Mỹ, thôn Phước Tích; xóm 1, xóm 3, xóm 4, thôn Thạch An và các khu dân cư khác tùy theo tình hình điều kiện thực tế của địa phương nhằm góp phần đảm bảo tiêu chí về môi trường trên địa bàn xã”- ông Ông Trần Quang Hà, Phó Chủ tịch xã Bình Mỹ thông tin.</span></span></span></span></span></span></p>