Lộ diện "thủy quái" đỏ khổng lồ 16 triệu tuổi tại Peru
Hoàng Mai (T/H)
Một loài thủy quái mới có niên đại lên tới 16 triệu tuổi, khổng lồ và có sắc đỏ quái dị vừa được khai quật ở Peru.
Hình ảnh phục dựng thủy quái đỏ khổng lồ với màu đỏ quái dị ám ảnh vừa được phát hiện ở Peru. (Ảnh: Jaime Bran/Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ).
Theo các nhà khoa học, hộp sọ hóa thạch của con thủy quái 16 triệu năm tuổi này đã từng bơi ở vùng biển ngày nay là Amazon. Ảnh: Khai quật trên mỏm đá hóa thạch 13 triệu năm tuổi. (Nguồn: Aldo Benites-Palomino/Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ).
Loài cá heo mới phát hiện được đặt tên khoa học là Pebanista yacuruna, một sinh vật thần thoại của Peru sống ở vùng nước sâu. Trong ảnh là mẫu vật họp sọ của sinh vật này, gồm ảnh của mẫu vật và mô hình 3D. (Ảnh: Aldo Benites-Palomino/Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ).
Theo các chuyên gia, loài cá này có họ hàng với loài cá heo sông Hằng ở Ấn Độ nhưng có kích thước lớn hơn nhiều. Chúng đã sống trong môi trường nước ngọt ở cả Amazon và Ấn Độ nhưng đã tuyệt chủng ở Amazon và sống sót tại Ấn Độ. Ảnh: Hóa thạch cá heo sông 16 triệu năm tuổi được khai quật ở Peru. Ảnh: AFP/TTXVN.
Trước đó, các nhà khoa học ước tính, khối lượng của loài cá voi thời tiền sử phát hiện năm 2010 ở Peru khoảng 85-340 tấn, nặng hơn cá voi xanh với cân nặng kỷ lục do Guinness công nhận là 190 tấn.
Hóa thạch hộp sọ hoàn chỉnh của một cá voi cổ. (Nguồn: bangkokpost).
Tại Ai Cập, một loài cá voi cổ cũng từng được phát hiện có tên gọi Phiomicetus Anubis. Loài này có thể di chuyển trên cạn cũng như bơi dưới nước, đồng thời có cơ hàm rất khỏe để săn mồi.
Theo các nhà nghiên cứu, những con cá heo sông còn sống sót là 'tàn dư" của những nhóm cá heo biển từng rất đa dạng. Ảnh: nhà nghiên cứu Aldo Benites-Palomino lần đầu tiên phát hiện hộp sọ của cá heo ở bờ kè sông Napo ở Peru vào năm 2018.
Hộp sọ của loài cá heo lớn nhất từng được phát hiện.
Một hộp sọ cá heo cổ đại gần như hoàn chỉnh được tìm thấy trên một vách đá ở Đảo Nam của New Zealand vào năm 1998. Các nhà khoa học đã đặt tên cho sinh vật này là Nihohae matakoi, từ tiếng Maori có nghĩa là "răng sắc nhọn". Ảnh: Te Ara - Bách khoa toàn thư của New Zealand.
Các nhà khoa học khai quật một hóa thạch đốt sống của Perucetus colossus - loài cá voi cổ đại khổng lồ sống tại Thế Eocene cách đây khoảng 38 - 40 triệu năm trước. Ảnh: Giovanni Bianucci
Một bộ xương gần như hoàn thiện dài 4.8 mét, được cho là tổ tiên loài cá heo, từng sống ở khu vực nay là South Carolina trong thế Oligocene khoảng 25 triệu năm về trước. Loài cá heo ăn thịt siêu lớn này từng là nỗi kinh hoàng của các sinh vật dưới đại dương thời cổ đại.
Mời quý độc giả xem video: "Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang".