Ảnh minh họa |
Theo bác sĩ, nhiều trường hợp ung thư tuyến tiền liệt ở thể ẩn, không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân tình cờ phát hiện bệnh, khi có triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu nhiều lần hoặc không tự chủ, bí tiểu cấp mới đi viện. Trường hợp nặng, bệnh nhân di căn xương, đau tầng sinh môn, phù nề chân...
Ung thư tuyến tiền liệt được phân chia giai đoạn như thế nào?
Ảnh minh họa |
Giai đoạn 1: Ung thư âm thầm, không sờ thấy khối u
Trong giai đoạn 1, ung thư thường phát triển chậm, không thể sờ thấy khối u và liên quan tới một nửa của một bên tuyến tiền liệt hay thậm chí ít hơn. Mức PSA trong máu thấp (<10ng/ml). Những tế bào ung thư được biệt hóa tốt, trông giống những tế bào khỏe mạnh.
Giai đoạn 1a: Khối u được phát hiện tình cờ khi người bệnh thực hiện phẫu thuật điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Đây là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính. Ung thư được tìm thấy trong ≤ 5% các mô bị loại bỏ.
Giai đoạn 1b: Khối u được phát hiện tình cờ trong quá trình phẫu thuật BPH. Tế bào ung thư được phát hiện trong ≥ 5 phần trăm mô bị loại bỏ.
Giai đoạn 1c: Khối u được tìm thấy trong quá trình sinh thiết tiền liệt tuyến khi nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt PSA trong máu tăng cao.
Giai đoạn 2: Có u rõ ràng và còn khu trú trong vỏ bao
Khối u chỉ được tìm thấy trong tuyến tiền liệt, PSA ở mức trung bình hay thấp (10-20ng/ml). Trong giai đoạn này, ung thư tuyến tiền liệt tuy nhỏ nhưng cũng có nguy cơ phát triển, lây lan nhanh.
Giai đoạn 2a: U hiện diện ở 1 thùy hay ít hơn. PSA ở mức trung bình. Những tế bào ung thư được biệt hóa tốt.
Giai đoạn 2b: Khối u hiện diện ở hơn 1 thùy và còn khu trú trong vỏ bao. Nó đủ lớn để có thể sờ thấy trong quá trình kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE). PSA ở mức trung bình. Những tế bào ung thư được biệt hóa vừa phải.
Giai đoạn 3: Lan ra khỏi vỏ bao nhưng chưa có di căn hạch hay di căn xa
Trong giai đoạn 3, PSA ở mức cao (>20ng/ml). Khối u đang phát triển ở mức cao. Điều này cho thấy bệnh ung thư tiến triển cục bộ, có khả năng phát triển và lây lan.
Giai đoạn 3a: Ung thư đã lan ra ngoài lớp ngoài của tuyến tiền liệt nhưng chưa lan tới túi tinh. PSA ở mức cao.
Giai đoạn 3b: Khối u phát triển ngoài tuyến tiền liệt, có lan tới túi tinh.
Giai đoạn 4: Có di căn
Ung thư đã lan tới các hạch huyết hay những bộ phận khác như bàng quang, trực tràng hay những cơ quan xa hơn như gan, phổi.
Giai đoạn 4a: Ung thư đã lan tới những hạch bạch huyết vùng chậu làm nghẹt niệu quản, ứ nước thận.
Giai đoạn 4b: Ung thư đã di căn xương hay di căn tạng
Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc: Người bệnh sẽ được cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt, hai túi tinh và bóng ống dẫn tinh, nạo hạch vùng chậu hai bên. Phương pháp điều trị này thường được chỉ định khi khối u còn nằm khu trú ở trong tuyến tiền liệt (giai đoạn 1 và 2 của bệnh). Gồm có: phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc ngả sau xương mu hoặc ngả đáy chậu với hình thức mổ hở, mổ nội soi hoặc có sự hỗ trợ của robot.
Liệu pháp hormone: Ung thư tuyến tiền liệt tương đối nhạy với nội tiết tố nam. Vì thế, việc cắt hai tinh hoàn của người bệnh hay dùng thuốc ức chế làm giảm nội tiết tố nam sẽ cắt nguồn cung cấp tiết tố nam, giúp ngăn chặn khối u phát triển.
Xạ trị: Áp dụng cho giai đoạn T2 với triển vọng sống >10 năm, hoặc T3 với triển vọng sống > 5-10 năm. Bác sĩ sẽ chiếu tia phóng xạ để tiêu diệt những tế bào ung thư. Chiếu xạ từ ngoài là xạ trị ngoài. Cấy các hạt phóng xạ vào trong tuyến là xạ trị trong.
Hóa trị: Hóa trị thường được áp dụng trong giai đoạn kháng cắt tinh hoàn, người bệnh không đáp ứng điều trị nội tiết.