Sau khi băng hà, Minh Thái Tông Chu Nguyên Chương được chôn cất trong Minh Hiếu lăng. Với niên đại hơn 600 tuổi, Minh Hiếu lăng nằm ở ngọn núi Độc Long, thuộc phía đông Nam Kinh. Đây là một trong những lăng mộ lớn nhất, nguyên vẹn nhất của hoàng đế nhà Minh tồn tại đến ngày nay.
Theo các nhà nghiên cứu, nơi an nghỉ ngàn thu của Minh Thái Tông Chu Nguyên Chương (1360 - 1424) có quy mô lớn hơn lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Tổng diện tích Minh Hiếu lăng khoảng 2.200 ha. Vào năm 2003, lăng mộ này cùng với các lăng mộ khác của đời nhà Minh và nhà Thanh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Khi tìm hiểu về lăng mộ của Chu Nguyên Chương, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết được trong hơn 6 thế kỷ qua, không trộm mộ nào lấy cắp được món đồ tùy táng. Vậy lý do là gì?
Lăng mộ của Chu Nguyên Chương được xây dựng rất kiên cố và vững chắc, nằm trong một ngọn núi đá kiên cố, che giấu lối vào và có cạm bẫy đá cuội trên nóc để ngăn trộm. Khi có kẻ trộm đào hố, đá cuội sẽ rơi xuống để lấp kín hố, tạo ra một cạm bẫy đáng sợ.
Lăng mộ của Chu Nguyên Chương "yên bình" suốt hơn 600 năm qua, một phần cũng là vì sự tôn kính của hoàng đế Khang Hi. Vị hoàng đế vĩ đại của nhà Thanh này đã thực hiện đại lễ "3 quỳ, 9 lạy" tại lăng mộ Chu Nguyên Chương.
Hành động này của ông củng cố địa vị của triều đại nhà Thanh và giúp làm dịu mối quan hệ với người Hán. Ông cũng thường xuyên tu sửa và bảo vệ lăng mộ, vì vậy khu vực này được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt.
Ngoài ra, các triều đình của nhà Minh và nhà Thanh đã thành lập cơ quan đặc biệt để giám sát và bảo vệ lăng mộ. Có hàng chục nghìn binh sĩ được tuyển chọn để tuần tra và bảo vệ lăng mộ của Chu Nguyên Chương. Việc này đã được tiếp tục sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ. Nhờ vào sự kết hợp của các yếu tố trên, lăng mộ của Hoàng đế Chu Nguyên Chương đã được bảo vệ an toàn trong suốt hàng thế kỷ và trở thành một danh thắng nổi tiếng ở Trung Quốc.