Lần đầu tiên, ESA tóm gọn “ngôi sao trong truyền thuyết"
Thiên Trang (TH)
Vật thể vô hình khổng lồ có khối lượng gấp 11 lần Mặt Trời mới được ESA phát hiện rất có thể là ngôi sao trong truyền thuyết - sao boson.
Mới đây, các chuyên gia từ Viện Vật lý thuộc Học viện Khoa học Czech công bố kết quả nghiên cứu về một cặp vật thể vô cùng kỳ lạ.
Phân tích dữ liệu của vệ tinh lập bản đồ bầu trời Gaia của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) chụp được, các chuyên gia cho rằng đây rất có thể là ngôi sao trong truyền thuyết - sao boson.
Ban đầu, nhà nghiên cứu cho rằng cặp vật thể "dị thường" này là một ngôi sao quay quanh một lỗ đen.
Chúng nằm cách nhau 1,4 đơn vị thiên văn (AU, bằng khoảng các Mặt Trời - Trái Đất) và quay quanh nhau mỗi 188 ngày.
Vật thể đầu tiên trong cặp đôi là một ngôi sao có khối lượng khoảng 0,93 lần khối lượng Mặt Trời và thành phần hóa học cũng gần giống.
Cái còn lại là một vật thể khổng lồ có khối lượng gấp 11 lần Mặt Trời. Tuy vậy, nó hoàn toàn vô hình.
Người ta nghi nó là lỗ đen nhưng các thông số mà hệ sao cung cấp không hoàn toàn khớp với giả thuyết đó.
Nghiên cứu mới, vừa công bố trực tuyến trên arXiv, chỉ ra rằng vật thể vô hình đó phải là "sao boson".
Sao Boson, hay còn được gọi là hạt Boson, là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lý hiện đại. Nó đã được dự đoán từ những thập kỷ trước và cuối cùng được phát hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) vào năm 2012.
Sao Boson là một loại hạt màu trung gian, giải thích sự tồn tại của lực hấp dẫn trong vũ trụ. Đây là một thành phần quan trọng của mô hình tiêu chuẩn trong vật lý hạt nhân.
Quan trọng hơn, sao Boson đã cho phép các nhà khoa học hiểu sâu hơn về cơ chế mà các hạt cơ bản tương tác và tạo nên vũ trụ chúng ta.
Không thể nhìn thấy "ngôi sao trong truyền thuyết" này một cách trực tiếp, nhưng có thể nhìn gián tiếp thông qua cách nó tương tác với những thứ xung quanh, ví dụ như ngôi sao đồng hành.