Kinh ngạc loài cây có khả năng kết nối âm dương, được ví như 'thần thụ'
Bích Hậu (Theo Touitao)
Cây gỗ thu không chỉ được biết đến với vẻ đẹp và giá trị sinh thái mà còn được tôn vinh như một loài "thần thụ" – loài cây mang đến sự bảo hộ linh thiêng, kết nối giữa hai giới âm dương.
Cây Mãn châu Catalpa hay là cây gỗ thu (tên khoa học là Catalpa bungei) có hình dáng cao lớn, thẳng tắp với tán lá rộng và cành lá sum suê. Vỏ cây màu xám nâu, có những đường nứt dọc, tạo cảm giác cổ kính và bền bỉ.
Vào mùa xuân, cây gỗ thu nở ra những bông hoa tuyệt đẹp, hoa có màu hồng hoặc tím, hình dạng giống như chiếc kèn và tỏa hương thơm dịu nhẹ, mang đến sức sống và sinh khí cho mặt đất. Đến mùa thu, lá cây chuyển sang màu vàng óng, như những đồng tiền vàng sáng rực, tô điểm thêm màu sắc rực rỡ cho cảnh quan.
Gỗ thu còn là một loại cây thân thiện môi trường, có khả năng hấp thụ các chất khí độc hại, giúp thanh lọc không khí, mang lại môi trường sống trong lành và dễ chịu. Bên cạnh đó, gỗ thu cứng cáp, có vân gỗ đẹp, thường được sử dụng để chế tạo đồ nội thất, nhạc cụ, có giá trị kinh tế cao. Hệ thống rễ của cây gỗ thu phát triển mạnh, có khả năng giữ nước và đất, ngăn chặn xói mòn đất, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ cân bằng sinh thái.
Đặc biệt, trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, cây gỗ thu cũng có ý nghĩa biểu tượng đặc biệt. Nó được xem là "Bách mộc đứng đầu" - nghĩa là trong trăm loài cây thì gỗ thu đứng đầu. Gỗ thu cũng được coi là biểu tượng của sự may mắn, trường thọ và tốt đẹp, thường được trồng trong các công viên cảnh quan và sân vườn. Nhiều nhà thơ, nhà văn cổ đại cũng đã ca ngợi vẻ đẹp và sự cao quý của gỗ thu trong những tác phẩm văn học của mình.
Tìm hiểu sâu hơn, cây gỗ thu không chỉ được biết đến với vẻ đẹp và giá trị sinh thái mà còn được tôn vinh như một loài "thần thụ" – loài cây mang đến sự bảo hộ linh thiêng. Truyền thuyết kể lại rằng, cây gỗ thu thường được trồng gần các ngôi đền và nơi linh thiêng vì người ta tin rằng loài cây thiêng này có khả năng kết nối với thế giới tâm linh, bảo vệ và mang lại phúc lành cho những ai trú ngụ dưới bóng mát của nó.
Đồng thời, cây gỗ thu được xem là biểu tượng của trường thọ, sự thanh khiết và sự cân bằng giữa âm và dương, có thể hóa giải điềm xấu và đem lại bình an cho gia đình. Chính vì những yếu tố thần thánh này, gỗ thu thường được sử dụng để làm bài vị trong các gia đình Trung Quốc, nơi người ta tưởng nhớ và thờ phụng tổ tiên.
Người xưa tin rằng bài vị làm từ gỗ thu không chỉ bền vững với thời gian mà còn giúp duy trì mối liên kết tâm linh giữa con cháu và các thế hệ trước. Gỗ thu với hương thơm dịu nhẹ còn được coi là cầu nối giúp tổ tiên dễ dàng quay về, bảo hộ gia đình và mang lại vận may.
Bên cạnh đó, những gia đình giàu có ở Trung Quốc cũng sử dụng gỗ thu để làm quan tài cho những người đã khuất. Theo quan niệm dân gian, một chiếc quan tài làm từ gỗ thu không chỉ thể hiện sự kính trọng đối với người chết mà còn giúp bảo vệ linh hồn, giữ cho người đã khuất được an nghỉ trong sự thanh tịnh và an lành.
Gỗ thu với sức mạnh tâm linh mà nó mang lại, được coi là giúp người chết đi vào thế giới bên kia mà không bị lạc lối hay chịu sự quấy nhiễu từ tà ma. Vì thế, cây gỗ thu đã trở thành một biểu tượng văn hóa sâu sắc, gắn liền với niềm tin và sự tôn kính của người Trung Quốc đối với tổ tiên và tâm linh.
Tuy nhiên, với sự mở rộng không ngừng của các hoạt động nhân sinh và biến đổi môi trường, cây trừ liễu đang phải đối mặt với một số thách thức. Nạn khai thác gỗ bừa bãi, quá trình đô thị hóa và việc khai thác trái phép đã dẫn đến sự suy giảm số lượng của cây này.
Hiện chính quyền Trung Quốc đã tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về bảo vệ cây gỗ thu, ban hành các quy định pháp luật ngăn chặn việc chặt phá và khai thác trái phép. Ngoài ra, việc tích cực triển khai các hoạt động trồng cây gây rừng, tăng số lượng cây gỗ thu được trồng cũng là một biện pháp bảo vệ hiệu quả.