Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Hạch bạch huyết chứa các tế bào bạch huyết và có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai, có thể bị viêm và sưng khi làm nhiệm vụ này. Nó tạo ra và vận chuyển bạch huyết từ các mô qua các mạch vào trong máu. Một trong các dấu hiệu báo động cho chúng ta biết rằng cơ thể đang nhiễm bệnh (có thể do vi khuẩn, virus…) đó là viêm hạch bạch huyết.
Bình thường, hệ bạch huyết làm việc một cách tốt nhất, tuy nhiên vì một lý do nào đó, nó bị suy yếu, vi khuẩn và virus sẽ xâm nhập gây bệnh cho cơ thể.
Đây là lúc cần nguồn trợ lực từ bên ngoài như thuốc uống, thuốc chích đặc hiệu… để tiêu diệt các mầm bệnh đó. Mặt khác, cần kích hoạt cách nào đó cho các hệ miễn dịch, hạch bạch huyết hoạt động trở lại, góp phần tiêu diệt mầm bệnh.
Các nhà nghiên cứu về môn Phản chiếu học, Phản xạ học đã phát hiện thấy ở lòng bàn chân và bàn chân của con người có những vùng phản chiếu tương ứng của hạch bạch huyết trong cơ thể. Nếu kích thích vào các vùng phản chiếu hạch bạch huyết này đúng phương pháp, sẽ có thể đánh thức, thúc đẩy các hạch bạch huyết này hoạt động, góp phần tiêu diệt các mầm mống bệnh (vi khuẩn, virus).
Khu phản xạ hạch bạch huyết thân trên
Vị trí có hai điểm:
Điểm 1: Mặt trên bàn chân, giữa đường nối mắt cá chân trong và ngoài (tương đương vị trí huyệt giải khê, kinh vị); Điểm 2: Chỗ lõm dưới và trước mắt cá ngoài mỗi chân, nghiêng bàn chân vào trong để tìm, (tương đương vị trí huyệt khâu khư, kinh đởm).
Tác dụng: Trấn thống tiêu viêm các bệnh có liên quan đến phần trên cơ thể, tăng tuần hoàn máu ở vùng trên cơ thể (đầu - cổ - ngực - hai tay), tăng miễn dịch toàn thân.
Thực hiện: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh. Cũng có thể dùng hai bàn tay xoa qua lại trên mu bàn chân.
Khu phản xạ hạch bạch huyết vùng đầu, cổ
Vị trí: Ở gốc các xương ngón chân (2 chân) theo hình chữ u.
Khu phản xạ hệ bạch huyết vùng đầu, cổ |
Tác dụng: Trị đau đầu, váng đầu, đau răng, các bệnh về mắt, tai, mũi, lưỡi, xoang miệng, bệnh về đốt sống cổ, sưng hạch limpho cổ, sưng tuyến giáp và sức đề kháng kém.
Thực hiện: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh.
Khu phản xạ hạch bạch huyết vùng bụng
hệ hạch bạch huyết vùng bụng |
Vị trí: Ở trước xương mắt cá trong 2 chân, hơi nhích về phía trước, trong chỗ lõm tạo nên bởi gân cơ cẳng chân sau sát khe khớp sên - thuyền (tương đương vị trí huyệt thương khâu, kinh tỳ).
Tác dụng: Trị các chứng viêm, sốt, chi dưới phù, sưng mắt cá chân, sưng nang, u cơ, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm tổ chức ống, ung thư.
Thực hiện: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh.
Khu phản xạ hạch bạch huyết vùng ngực
Vị trí: Ở khe giữa xương bàn chân 1 và 2.
Tác dụng: Trị viêm sốt, sưng nang, ung thư, u cơ, viêm tuyến sữa, sưng vú hoặc ngực, đau ngực và suy giảm khả năng miễn dịch.
Thực hiện: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh.
Lưy ý: Thực hiện: Với 4 vùng phản chiếu hệ bạch huyết trên, vùng phản chiếu hệ bạch huyết thân trên và vùng đầu cổ thường được chú trọng hơn. Để phòng bệnh: Sáng sớm thức dậy, day các vùng phản chiếu hạch bạch huyết thân trên và vùng đầu cổ. Mỗi vùng day khoảng 30 cái.
Để hỗ trợ trị bệnh: Day ấn cả 4 vùng phản chiếu hạch bạch huyết. Dùng ngón tay cái dò ấn vào vùng huyệt, thấy chỗ nào đau nhất, đó chính là vùng cần thực hiện. Day mỗi vùng 30 cái, làm ngày 2 lần, sáng và tối.
Phương pháp này dễ thực hiện, có thể tự mình thực hiện cho bản thân mình, để giúp cơ thể phòng bệnh tật.
BS Hoàng Duy Anh (Hội Đông y Đồng Nai)