Số người bị viêm mũi dị ứng đang có xu hướng ngày càng tăng. Khi thay đổi thời tiết hoặc khí hậu, vào mùa hoa nở, cũng là lúc nhiều người bị hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi liên tục.
Chế độ dinh dưỡng được cải thiện thì tình trạng sổ mũi cũng đã giảm bớt đi nhiều, vì vậy viêm mũi dị ứng gần như là tên gọi chung của các bệnh về mũi. Nguyên nhân chính vẫn là do yếu tố thể chất và di truyền gây nên.
Theo Đông y: Do Phế khí suy yếu, phong hàn bên ngoài xâm nhập vào làm cho phế mất chức năng tuyên giáng gây nên chảy nước mũi liên tục. Huyệt đặc hiệu để trị viêm mũi dị ứng là huyệt hợp cốc. Kế đó là huyệt tỵ thống điểm có tác dụng giống huyệt hợp cốc.
Vị trí huyệt hợp cốc đặc trị viêm mũi dị ứng. |
Ngoài 2 huyệt trên còn có huyệt đại trường điểm, phế điểm, có liên quan đến mũi và huyệt thái uyên, có tác dụng chống chảy nước mũi, hắt hơi. Kích thích 3 huyệt này có tác dụng trị viêm mũi dị ứng.
Hắt hơi, sổ mũi nặng dùng điếu ngải cứu hợp cốc, đại tràng, tỵ thống điểm, phế điểm... là sẽ hết.
Các huyệt trên đều cần kích thích mạnh, do đó dùng thuốc cứu hoặc Đông dược cứu. Mỗi ngày làm liên tục 10 - 20 lần sẽ làm tăng chức năng của niêm mạc mũi và cải thiện thể chất.
Nếu chỉ dị ứng với phấn hoa, có thể dùng đầu tăm kích thích 7 - 10 lần hoặc lấy đầu ngón tay day mạnh là sẽ hết hắt hơi, sổ mũi. Vào mùa có nhiều phấn hoa, thường kích thích các huyệt trên có thể phòng không cho bệnh xảy ra.
Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)