Trong chuyến bay thử nghiệm này, tên lửa phóng từ máy bay bay theo quỹ đạo đã định trước, đáp ứng tất cả các yêu cầu đặt ra cho nhiệm vụ thử nghiệm.
BrahMos tên lửa hành trình siêu thanh do Liên doanh giữa Ấn Độ (DRDO) và Nga (NPOM) phát triển, sản xuất và tiếp thị. Đây là hệ thống vũ khí tên lửa siêu thanh tấn công uy lực lớn, đã được biên chế vào Lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tuyên dương và ca ngợi Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), BrahMos, Lực lượng Không quân Ấn Độ và ngành về vụ bắn thử thành công.
Chúc mừng các đội tham gia thử nghiệm chuyến bay, Tổng thư ký cơ quan R&D Bộ Quốc phòng và Chủ tịch DRDO - TS Satheesh Reddy - cho biết các phòng thí nghiệm khác nhau của DRDO, các tổ chức Viện Hàn lâm, cơ quan quản lý và chứng nhận chất lượng, các cơ quan Hành chính công và Không quân Ấn Độ... đã tham gia vào quá trình phát triển, thử nghiệm, sản xuất và chế tạo hệ thống tên lửa siêu thanh phức hợp này.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI trang bị BrahMos
Cuộc phóng thử nghiệm là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển BrahMos. Kết quả của vụ phóng cho phép khởi động dây chuyền sản xuất hàng loạt tên lửa BrahMos phiên bản không quân.
Các bộ phận chính tạo thành các thành phần không thể thiếu của động cơ phản lực dòng khí thẳng Ramjet được Công nghiệp Ấn Độ phát triển và sản xuất. Những bộ phận này bao gồm các chi tiết khung tên lửa bằng kim loại và phi kim loại, thùng nhiên liệu Ramjet và hệ thống cung cấp nhiên liệu khí nén.
Trong quá trình thử nghiệm, tính đồng bộ hợp nhất của cấu trúc và hiệu suất chức năng được chứng minh đáp ứng các yêu cầu thiết kế. Phiên bản trên không của BrahMos phóng thử lần gần nhất vào tháng 7/2021.
BrahMos (được gọi là PJ-10) là tên lửa hành trình siêu thanh ramjet tầm trung có thể được phóng từ tàu ngầm, chiến hạm nổi, máy bay chiến đấu hoặc hệ thống phóng trên bộ.
Đây là một trong những tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới. NPO Mashinostroyeniya của Liên bang Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ đã cùng thành lập Liên doanh BrahMos Aerospace.
Tên lửa phát triển trên cơ sở tên lửa hành trình P-800 Oniks và công nghệ tên lửa hành trình lướt trên mặt biển của Nga. BrahMos là tên gọi hình thành từ tên của hai con sông, Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.