Quả sấu là quả gì?
Sấu được biết đến là loại quả phổ biến trong đời sống hàng ngày. Cây sấu có tên khoa học là Dracontomelon duperreanum Pierre, thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Cây sấu là cây thân to, có thể cao tới hơn 30m, thường xanh, cảnh nhỏ có cạnh à lông nhung mào tro. Quả sấu có hình cầu hơi dẹt, đường kính khoảng 2cm và khi chín có màu vàng sẫm.
Sấu thường bắt đầu ra hoa vào mùa xuân hè và quả đúng đợt hè – thu. Mùa sấu sẽ kéo dài khoảng từ tháng 6 – 9 hàng năm.
Theo các nhà khoa học, trong quả sấu rất giàu hàm lượng các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Người ta thống kê, trong sấu chín có chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100 mg% calcium, 44 mg% phosphor, sắt vết và 3 mg% vitamin C.
Quả sấu có tính mát được dùng nhiều trong điều trị các bệnh nhiệt miệng, đau họng, ngứa cổ, sưng, lở ngứa…
Công dụng của quả sấu với sức khỏe con người
– Dùng sấu chữa chứng nôn nghén ở phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai phải đối mặt với chứng ốm nghén, lúc này hãy dùng sấu xanh ngâm lấy nước uống và sử dụng trong thời gian mang bầu. Nước sấu không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh mà còn giúp mẹ bầu giảm chứng buồn nôn do ốm nghén.
Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên uống nước sấu với số lượng nhất định không uống quá nhiều vì nước sấu có nhiều đường.
– Quả sấu chữa ho ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Để chữa ho, bạn lấy phần cùi sấu rồi ngâm cùng muối hoặc đem sắc lấy nước cho thêm chút đường để uống hàng ngày. Chỉ nên uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày, không uống quá nhiều.
– Sấu giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
Bạn có thể dùng sấu hấp đường hoặc ngâm đường để uống nước giải khát mỗi ngày. Ngoài ra, sấu tươi có thể dùng cho vào canh chua.
– Sấu giúp giải rượu rất tốt
Khi bị say rượu, bạn có thể lấy 4 – 6g cùi sấu đem sắc lấy nước hoặc hãm cùng nước sôi uống để giải rượu hiệu quả.
– Sấu chữa các chứng lở, ngứa, các vết mụn loét, hoại tử
Với những người bị mụn nhọt, vết lở loét lâu không lành hoàn toàn có thể dùng lá sấu đun nước để rửa mụn, vết loét hoại tử sẽ rất tốt.
Cách chọn và bảo quản quả sấu
– Nếu chọn sấu để chế biến các món ăn, bạn có thể chọn quả có màu xanh mướt, phần da mịn, trơn bóng. Bởi đây là quả sấu non, phần thịt khá dày.
– Đối với những chị em chọn sấu để ngâm thì không nên chọn loại này bởi nó dễ bị ủng. Nên chọn loại quả sấu già tới, phần cùi dày, vỏ sần và lành lặn. Tránh tham chọn quả sấu già bởi loại này thường thịt mỏng, hạt to.
Ngoài ra, các chị em cũng có thể mua sấu và dự trữ quanh năm trong ngăn đá tủ lạnh. Nên chia thành nhiều túi nhỏ để tiện lợi cho quá trình sử dụng.
Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng sấu
Vì sấu có vị chua nên một số đối tượng này không nên ăn hoặc uống nước sấu:
– Người mắc các chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
– Trẻ em dưới 12 tháng tuổi bởi hệ tiêu hóa của bé còn yếu, rất dễ bị tác động bởi tính axit có trong quả sấu
– Không nên uống nước sấu quá nhiều bởi sấu được ngâm với lượng đường lớn. Khi uống thường xuyên sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, béo phì hay các bệnh tim mạch và huyết áp.
– Người đang đói không nên uống nước sấu
Các món chế biến từ sấu cực ngon
– Cách làm sấu ngâm đường
+ Nguyên liệu món ăn gồm có:
Sấu xanh, đường trắng, gừng tươi, muối
+ Cách làm:
Gọt sạch vỏ sấu cẩn thận tránh làm vỏ sấu thâm và chát.
Ngâm sấu trong nước muối khoảng 30 phút để sấu giòn và ngon hơn. Đừng quên vớt sấu và xả lại với nước đun sôi để nguội nhé.
Với các quả sấu già, bạn có cắt khoanh thành dạng xoáy ốc để vừa nhanh chín lại dễ ăn hơn.
Để sấu ráo nước rồi xếp sấu vào lọ thủy tinh. Rải 1 lớp sấu, 1 lớp đường sau đó đậy nắp và để tại nơi thoáng mát. Tùy vào sở thích của bạn mà điều chỉnh lượng đường khác nhau.
Sau khi đường tan hết, hãy chắt riêng nước ra xong rồi đun lên cùng một chút muối. Khi sôi, đập dập gừng bỏ vào để nước sấu thơm hơn.
Xếp sấu vào lọ thủy tinh, đợi nước sấu thật nguội mới tiến thành trút vào lọ đựng.
Sau khi ngâm 2 ngày là các bạn có thể đem ra dùng được rồi. Sấu non ăn được cả hạt, nhai có độ giòn, vị chua ngọt, mùi thơm mát, màu ngả vàng đẹp mắt, nước đường sánh không nổi váng hay bọt là đạt yêu cầu. Pha nước sấu ngâm với đá sẽ có ngay 1 thức uống giải khát tuyệt vời.
– Cách làm canh sườn nấu sấu
+ Nguyên liệu
Sườn lợn non, sấu tươi, cà chua bi, củ hành tím, nhánh hành lá, quả ớt đỏ, thìa súp nước mắm, lít nước, đường, hạt nêm, dầu ăn.
+ Thực hiện
– Sườn lợn rửa sạch, chặt khúc. Sấu tươi bào vỏ, cà chua bi thái đôi. Hành tím thái lát, hành lá thái nhỏ. Ớt đỏ thái xéo.
– Phi thơm một nửa phần hành tím với dầu ăn, cho nước và sườn vào nấu đến khi chín mềm.
– Phi thơm phần hành tím còn lại với dầu ăn, cho sấu và cà chua vào xào nhanh tay. Sau đó trút vào nồi canh sườn, nấu đến khi sấu chín mềm, nêm hạt nêm, nước mắm, đường vừa ăn. Múc hỗn hợp canh sườn ra tô, rắc hành lá và ớt thái nhỏ lên, dùng nóng.
Theo Giadinhmoi