ảnh minh họa
Cách chữa bệnh cổ xưa đưa tâm trí đạt tới ý thức cao hơn
TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp UIA – cơ quan chuyên nghiên cứu về dưỡng sinh, ngoại cảm và tâm linh cho biết, nhịn ăn là một trong những cách chữa bệnh cổ xưa nhất bằng phương pháp tự nhiên. Bất kỳ sinh vật nào khi đau ốm cũng cần nhịn ăn theo bản năng, nhưng con người lại thường đi ngược lại chu trình này. Khi đau ốm, thay vì nhịn ăn để thanh lọc cơ thể thì chúng ta càng nhồi nhét vào nhiều thức ăn, nhìn bề ngoài là để “bồi dưỡng sức khoẻ”, nhưng sự thực giống như cái xe động cơ đã yếu, săm lốp xuống hơi lại phải chở nặng thêm, cho nên bệnh càng lâu khỏi.
Các bậc triết gia tâm linh từ xa xưa cũng thường dùng liệu pháp nhịn ăn, không chỉ vì mục đích cải thiện sức khỏe mà còn để nâng cao đời sống tâm linh. Đức Phật cũng đã nhịn ăn để tách rời tâm trí của mình ra khỏi thế giới vật chất và để đạt tới ý thức cao hơn. Sau đợt nhịn ăn trong vòng 49 ngày Ngài đã giác ngộ.
TS Khanh nhấn mạnh, nhiều người sợ nhịn ăn vì họ nghĩ bản thân họ sẽ chết đói. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Nhịn ăn đúng phương pháp hông những chẳng có hại, mà còn trả lại bản năng tự nhiên của hệ thần kinh trong việc chiến đấu chống bệnh tật. Bởi không chỉ thức ăn, mà có nhiều nguồn năng lượng nuôi dưỡng cơ thể, trong đó có năng lượng platsma siêu hình. Một người nhịn ăn đúng phương pháp có thể nhịn ăn một cách an toàn trong vòng 49 ngày, thậm chí nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, họ phải vượt qua tâm lý sợ hãi hoặc sự phản ứng của xã hội cũng như tập tục tín ngưỡng đối với việc nhịn ăn.
Các giáo sư “nhịn đói” để nghiên cứu
BS Dư Quang Châu cho biết, nhịn đói đòi hỏi một quyết tâm cao và một ý chí lớn, đó là cuộc đấu tranh giữa lý trí về thể xác. Các nhà thông thái thời xưa đã biết, con người là một phức hợp các dạng năng lượng nhất định, các dạng năng lượng ấy có tỷ lệ nhất định hài hòa với nhau (tạo nên cơ cấu thông tin năng lượng và được gọi là dạng trường năng lượng của con người). Khi vì một lý do nào đó sự hài hòa ấy bị phá vỡ, bệnh tật xuất hiện. Sự xuất hiện của một loại bệnh nào đó là do loại năng lượng tương ứng bị thiếu hoặc thừa, làm méo mó dạng trường năng lượng của con người. Chân lý để chữa được khuyên là nhịn đói.
Ông tổ Hipocrat viết: nếu cơ thể không được làm sạch thì càng cho nó ăn bao nhiêu, càng làm hại nó bấy nhiêu. Khi bệnh đột phát mạnh nhất, để giảm nhẹ tình trạng nguy ngập cho người bệnh, ông khuyên họ đừng ăn. Nhìn chung nhiều thầy thuốc thời xưa áp dụng cách nhịn đói để chữa bệnh. Sellsus đã sử dụng cách đó để chữa bệnh vàng da và động kinh. Avisenna khuyên bệnh nhân nhịn đói trong vòng 3 – 5 tuần. Vào thế kỷ 16 thầy thuốc nổi tiếng Parasells khẳng định, nhịn đói là phương thuốc chữa khỏi nhiều bệnh. Muộn hơn, hiện tượng nhịn đói đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều bậc thầy ngành y. Nó được nghiên cứu làm thí nghiệm và người ta đã phát hiện hàng loạt đặc điểm quan trọng cho phép xác định hiệu quả chữa bệnh nếu được áp dụng đúng cách và tác hại nếu bị áp dụng sai cách.
Năm 1822, GS trường đại học Iuri L.A.Struve tích cực tuyên truyền tư tưởng nhịn đói để chữa bệnh. GS trường đại học Moskva I.G. Spasski đã áp dụng thành công phương pháp nhịn đói để chữa nhiều bệnh. Năm 1887 – 1888 trên hàng loạt tạp chí xuất hiện các bài báo của bác sĩ thực nghiệm N.L.Zeland từ Alma Ata viết về ảnh hưởng của cái đói đối với động vật và chính bản thân ông. Những con gà bị bỏ đói định kỳ, trở nên nặng cân hơn và có sức chịu đựng tốt hơn những con gà không bị bỏ đói. Những chú gà trống đánh nhau ngoan cường hơn và chịu rét giỏi hơn. Bản thân Zeland phải nhịn đói định kỳ vì ông bị các cơn đau đầu hành hạ và khi nhịn đói 36 giờ và mỗi tuần nhịn đói 1 ngày, ông đã khỏi bệnh.
Người được coi là cha đẻ về học thuyết nhịn đói là GS V.V.Pashutin (năm 1902) và học trò ở học viện Quân y Nga. Họ đã tiến hành nhiều thí nghiệm bỏ đói các động vật khác nhau và qua đó nêu ra bản chất sinh lý của cơ chế nhịn đói. Học thuyết xác định: các động vật khác nhau có giai đoạn nhịn đói khác nhau, không được vượt ra ngoài giới hạn, nếu không cái đói từ chỗ là yếu tố tích cực sẽ biến thành tai họa. Các thí nghiệm đã xác định những thời hạn nhịn đói có lợi về mặt sinh lý, giúp kéo dài tuổi trẻ và tuổi thọ.
Ngồi thiền thu năng lượng
Những thí nghiệm “không tưởng” về nhịn đói
Các chuyên gia cho biết, một người bình thường có thể sống không cần ăn uống trong một thời gian khá dài. Thời gian nhịn đói của mỗi người cụ thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố: tình hình an toàn, kiến thức về cách tiến hành nhịn đói, thể tạng (cơ địa) của mỗi người và lứa tuổi. Cách nhịn đói của con người cũng giống như cách nhịn đói ở động vật. Ví dụ, đã và đang có những người rơi vào trạng thái tiềm sinh – quá trình sống chậm chạp giống như không có sự sống và ở trạng thái đó một tháng hoặc lâu hơn. Có những người, như động vật ngủ đông, ở trong tình trạng ngủ lịm vài năm liền. Trong cuốn sách “Từ các hang động xứ Ấn Độ” có nhắc đến khả năng kỳ lạ của những người kiên trì tập yoga. Họ nín thở từ 21 đến 43 phút mà không bị chết. Một số người nhờ ngày ngày rèn luyện, sau nhiều năm có thể ở trong trạng thái ngủ đông như một vài loài động vật: họ gần như không thở và không có dấu hiệu nhỏ nhất của sự sống, họ cho phép người ta chôn họ xuống đất vài tuần, thậm chí vài tháng, sau đó họ sống lại.
Năm 1942, bốn thủy thủ Nga trên biển đen bị lâm vào tình huống cách xa bờ mà không có nước ngọt và thức ăn dự trữ. Ngày thứ 3 họ thử uống nước biển. Nhờ nước biển đen chỉ có độ mặn bằng ½ so với đại dương, nên từ ngày thứ 5 trở đi họ quen được với nó. Mỗi ngày họ uống gần 2 bi tông. Song nỗi sợ hãi, tình huống bất lợi đã tác động xấu đến họ. Người thứ nhất tắt thở ngày thứ 19, người thứ hai ngày thứ 24, người thứ 3 ngày thứ 30. Người cuối cùng là đại úy, bác sĩ được một chiếc tàu tìm thấy trong trạng thái thoi thóp nửa tỉnh nửa mê vào ngày thứ 36. Ông bị mất 22kg trọng lượng, tức là 32% trọng lượng cơ thể.
Nhà dân tộc học nổi tiếng người Thụy Sĩ Stoll, có kể câu chuyện xảy ra năm 1834 giữa nhà yoga Khardid và quận công Runzit Xing. Quận công không tin con người có bị chôn dưới đất 6 tuần sau vẫn có thể sống lại. Nhà yoga quyết định chứng minh. 7 ngày trước khi đi ngủ ông chỉ uống sữa và ngày cuối cùng rửa ruột. Kharid đi vào giấc ngủ bằng cách thả lỏng và nín thở. Khi ông đã ngủ, môn đệ dùng sáp bịt kín hai mắt, miệng, mũi để côn trùng không bò vào, đặt ông vào bao rồi đưa vào quan tài. Quận công hạ lệch chôn quan tài xuống đất, gieo lúa mì lên trên và cử người canh gác. Sáu tuần sau khi mở nắp quan tài, bao tải bị phủ mốc, 2 tay của nhà yoga nhăn nheo, sờ vào thấy cứng đờ, bắt mạch không còn. Môn đệ lấy nước ấm dội lên, lấy bột nhào đặt lên đầu ông và xoa tay cho ông, cậy sáp trên mặt ông và lấy dầu bôi lên mắt, vén mắt cho mở ra. Lúc đầu con mắt đờ đẫn như chết nhưng sau khi thay miếng bột nhào thứ 3 trên đầu, ông có cử động tuy còn yếu ớt. Người ta nhét bơ vào miệng ông và sau 1 giờ ông hoàn toàn tỉnh táo.
Nhà yoga Balasra Ramdagia Zhirnara 52 tuổi đã được thử nghiệm chôn xuống mộ trong trạng thái tiềm sinh trong 24 giờ năm 1958. Năm 1950, ông cũng đã ngồi trong hầm mộ bịt kín bằng xi măng 56 giờ và người ta bơm nước ngập hầm mộ thêm 6 giờ 30 phút, đưa lên ông vẫn sống bình thường.
Loài người cũng đã ghi nhận có những giấc ngủ đông cực dài. Cô Patricia Maguira khi nghe tin chồng chưa cưới chết bỗng nhiên ngáp liên tục. Mọi người khuyên cô đi nằm và cô đã ngủ một giấc hơn 18 năm. Cô gái Na Uy Avgustina Langard đã ngủ một giấc dài 22 năm (1919-1941) và không hề thay đổi, nhưng khi tỉnh lại, cô già đi trông thấy và 5 năm sau thì chết. Cô Nadezhda Lebedina ở Nga ngủ một giấc dài 20 năm. Cô tỉnh lại vào ngày mai táng mẹ cô. Phải mất 8 tháng cô mới phục hồi được khả năng vận động, trông cô trẻ hơn hẳn tuổi của mình và hoàn toàn khỏe mạnh.
Các trường hợp đó chứng tỏ con người có khả năng giống như động vật, thực hiện giấc ngủ đặc biệt và không cần ăn uống trong một thời gian dài.
Nhật Hà