Khỉ đuôi lợn được thả về tự nhiên ở Đức Linh: Loài cực quý hiếm!
Thiên Trang (TH)/TT&CS
Ngày 5/12, Hạt Kiểm Lâm huyện Đức Linh (Bình Thuận) cùng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông đã thả 1 cá thể khỉ đuôi lợn về môi trường tự nhiên tại Tiểu khu 353, rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông.
Cá thể khỉ đuôi lợn này này được người dân phát hiện và tự nguyện giao nộp cho Hạt Kiểm Lâm huyện Đức Linh. Khỉ đuôi lợn thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp cần được bảo vệ nghiêm ngặt theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Thời gian gần đây, người dân Đức Linh ngày càng ý thức hơn trong việc bảo tồn động vật hoang dã, quý hiếm. (Ảnh: Báo Bình Thuận)
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ.(Ảnh: Wikimedia Commons)
Loài khỉ đuôi lợn thường phân bố ở các nước gồm: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia...(Ảnh: Wikipedia)
Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32 của Chính phủ. Do đó, loài khỉ này được bảo vệ nghiêm ngặt.(Ảnh: Primate Watching)
Khỉ đuôi lợn có đặc điểm nổi bật là 2 bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.(Ảnh: Flickr)
Ở đỉnh đầu lông màu hung sẫm hoặc xám đen tạo thành “xoáy” tỏa ra xung quanh gần giống cái mũ. Sau trán có một mảng lông hình tam giác màu nâu đậm.(Ảnh: Thai National Parks)
Thân của khỉ đuôi lợn phủ lông dài màu xám. Lông đuôi của chúng rất ngắn, trông giống đuôi lợn.(Ảnh: Animalia)
Đuôi thường mập phần gốc, kém nửa chiều dài thân và dài hơn bàn chân sau.(Ảnh: Thai National Parks)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.