Khao khát lấy lại vị thế siêu cường, Nga lập căn cứ hải quân ở Sudan

(khoahocdoisong.vn) - Lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô tan rã, Nga đang cố gắng phát triển một căn cứ hải quân gần các tuyến đường vận tải hàng hải quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích của một siêu cường.

Ngày 11/11, Chính phủ Nga cho biết, thủ tướng Mikhail Mishustin thông qua dự thảo thỏa thuận về việc xây dựng một căn cứ hậu cần kỹ thuật hải quân ở Sudan, và ra chỉ thị đệ trình tổng thống đề xuất về việc ký kết văn kiện này.

Dự thảo thỏa thuận do Bộ Quốc phòng đệ trình, được Bộ Ngoại giao, Tòa án Tối cao, Văn phòng Tổng Công tố và Ủy ban Điều tra Liên bang Nga thông qua và được phía Sudan nhất trí sơ bộ.

Hợp tác quân sự Nga - Sudan đang được tăng cường và phát triển

Hợp tác quân sự Nga - Sudan đang được tăng cường và phát triển

Truyền thông Nga trích dẫn văn kiện cho biết, cơ sở hậu cần của Hải quân ở Sudan “đáp ứng các mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, mang tính chất phòng thủ và không nhằm chống lại các quốc gia khác”.

Văn bản chỉ thị đệ trình tổng thống Nga về việc thành lập căn cứ hậu cần kỹ thuật Hải quân ở Sudan

Văn bản chỉ thị đệ trình tổng thống Nga về việc thành lập căn cứ hậu cần kỹ thuật Hải quân ở Sudan

Căn cứ có thể được sử dụng để tiến hành sửa chữa và bổ sung nguồn cung cấp hậu cần kỹ thuật, cho phép thủy thủ đoàn của các tàu hải quân Nga nghỉ ngơi. Căn cứ hậu cần dự kiến ​​sẽ bao trùm các khu vực ven biển, mặt nước và neo đậu.

Theo văn bản này, “Phía Sudan có quyền sử dụng các khu vực neo đậu theo thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền từ phía Nga”. Văn bản cũng nhấn mạnh, tối đa chỉ được 4 chiến hạm neo đậu tại căn cứ hậu cần hải quân và "các chiến hạm có trạm nguồn hạt nhân được neo đậu với điều kiện tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn hạt nhân và môi trường". Như vậy, các tàu ngầm hạt nhân của Nga cũng có thể ghé các căn cứ này.

Hợp tác quân sự-kỹ thuật và an ninh giữa Nga và Sudan gia tăng đáng kể kể từ năm 2017. Việc tổ chức căn cứ hải quân Nga trên lãnh thổ quốc gia này là bước đi hợp lý để phát triển mối quan hệ hợp tác hai quốc gia. 

Căn cứ hải quân của Nga ở Tartus (Syria) ban đầu cũng là 'cơ sở hậu cần kỹ thuật trong thời gian dài, cho đến khi Nga chính thức can thiệp vào cuộc chiến chống khủng bố. Điều này cũng có thể được hiểu, Sudan đang chuẩn bị cho một tình huống tương tự như Syria.

Những tuyến đường vận tải thương mại container thế giới.

Những tuyến đường vận tải thương mại container thế giới.

Những tuyến vận tải nhiên liệu trên thế giới

Những tuyến vận tải nhiên liệu trên thế giới

Nếu dự án này được thực hiện sẽ làm gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng của Nga ở Tây Phi. Lực lượng hải quân Nga cũng sẽ tăng cường sự hiện diện ở Biển Đỏ và khu vực giữa Vịnh Aden và Vịnh Oman. Cả hai khu vực này đều có ý nghĩa quan trọng đối với các tuyến đường vận tải năng lượng hàng hải hiện nay.

Cơ sở hải quân sẽ cho phép Nga tiếp vận cho cụm binh lực hải quân trong khu vực này hiệu quả hơn, và tăng cường sức mạnh đảm bảo an ninh khu vực. 

Hiện nay, một cụm binh lực hải quân Nga thường xuyên hoạt động trong sứ mệnh chống cướp biển gần Somalia và ở Ấn Độ Dương. Hơn thế nữa, căn cứ mới cũng sẽ là chỗ dựa vững chắc của Nga trong thế cân bằng sức mạnh với lực lượng hải quân NATO.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Nga ở Biển Đỏ cũng có thể là yếu tố tác động đến xung đột giữa Liên minh quân sự Ả rập Xê út và phong trào Ansar Allah. Liên minh quân sự do Ả rập Xê út dẫn đầu sẽ khó khăn hơn trong việc phong tỏa Yemen và có thể những chuyến hàng viện trợ nhân đạo Nga sẽ đến Hudaydah, cải thiện tình hình của người dân Yemen.

Mỹ sẽ tìm cách phá hoại thỏa thuận này. Khi sự gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng của Nga trong khu vực Tây Phi sẽ làm suy giảm những lợi ích và vị thế của Mỹ và đồng minh.

Thực tế, căn cứ hải quân Nga ở Sudan có ý nghĩa quan trọng hơn cả căn cứ quân sự Nga ở Syria.

Theo TGO
back to top