Chống lại 13 biến thể SARS-CoV-2
GS.TS Nông Văn Hải cho biết, theo nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tìm thấy kháng thể siêu mạnh trong huyết tương người khỏi bệnh hay còn gọi là huyết tương dưỡng, chống lại các biến thể SARS-CoV2 khác nhau. Có thể coi đây chính là “siêu kháng thể” có khả năng chống lại cả các biến thể có khả năng lây nhiễm cao như Delta, Beta, Alpha. Điều này cho thấy hệ miễn dịch trong cơ thể con người luôn có sức mạnh tiềm ẩn mà chính khoa học cũng chưa thể khám phá hết.
Theo nhóm nghiên cứu, virus SARS-CoV-2 có một protein gai trimeric (S) bao gồm một tiểu đơn vị S1 liên kết các tế bào chủ và một tiểu đơn vị S2 chịu trách nhiệm tổng hợp màng. Tiểu đơn vị S1 bao gồm miền đầu cuối N (NTD), miền liên kết thụ thể (RBD) liên kết với thụ thể ACE2 chủ và hai miền phụ bổ sung SD1 và SD2. Ngay sau khi trình tự bộ gene virus, các protein S dựa trên trình tự này đã được tạo ra để sử dụng trong việc khám phá kháng thể.
Các biến thể SARS-CoV-2 như B.1.1.7 (ví dụ: Alpha, 501Y.V1) (6), B.1.351 (ví dụ: Beta, 501Y.V2) (7), P.1 (ví dụ: Gamma, 501Y.V3) và B.1.617.2 (ví dụ: Delta, 452R.V3) (8, 9) chứa các đột biến, nhiều ở dạng S, làm trung gian đề kháng với các kháng thể đơn dòng trị liệu, làm tăng khả năng lây truyền và có khả năng tăng khả năng gây bệnh.
Nhóm nghiên cứu đã lấy máu từ 22 đối tượng điều trị, những người đã trải qua các triệu chứng nhẹ đến trung bình sau khi nhiễm virus, trong khoảng từ 25 - 55 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng. Đây là những người nhiễm các loại biến thể của virus, sau đó phân tích huyết tương của những người này để tìm kháng thể có hoạt tính mạnh chống lại các đột biến do có các kháng thể liên kết. Kết quả nhiều thử nghiệm đối chứng khác nhau cho thấy, trong huyết tương người khỏi bệnh có chứa các kháng thể loại liên kết và trung hòa kháng thể chống lại các biến thể tuần hoàn của virus. Kháng thể này có hiệu lực trung hòa cao chống lại một nhóm đa dạng gồm 10 protein đột biến biến thể.
Nguyên liệu sản xuất thuốc, văcxin
Theo GS.TS Nông Văn Hải, từ nghiên cứu này có thể thấy huyết tương của người khỏi bệnh sau khi nhiễm các biến chủng SARS-CoV-2 sẽ là nguyên liệu dồi dào để sản xuất thuốc và văcxin. Tại Việt Nam cũng đã tuyển tình nguyện viên thử nghiệm điều trị cho người bệnh bằng huyết tương của người đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, không phải người nào khỏi bệnh cũng thể hiến tặng huyết tương. Điều kiện để hiến tặng huyết tương cũng rất nghiêm ngặt, ngoài các tiêu chuẩn về tuổi, cân nặng, loại trừ các bệnh lây, người hiến huyết tương nếu trước đây đã mang thai thì chỉ mới mang thai một lần, nếu không cũng không thể hiến tặng.
Điều trị bằng huyết tương của người khỏi bệnh đã được các nước đã áp dụng cho thấy có hiệu quả rất đáng kể. Tại Mỹ đã có hàng chục ngàn bệnh nhân được sử dụng phương pháp truyền huyết tương và với những bệnh nhân được truyền ở ngày thứ 10 trở lại tính từ khi được phát hiện bệnh, đặc biệt là truyền ở ngày thứ 3 trở lại (càng sớm càng tốt) đạt hiệu quả đáng kể, giảm được tỷ lệ tử vong.
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư cho biết, tại Việt Huyết học và Truyền máu T.Ư chưa có trường hợp mắc Covid-19 đến hiến máu sau khi khỏi bệnh. Huyết tương của người khỏi bệnh có chứa kháng thể với hiệu giá cao chống lại virus SARS-CoV-2; khi truyền vào cơ thể bệnh nhân nặng (có tải lượng virus cao), kháng thể sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ diệt virus ở bệnh nhân.
Cũng theo TS Bạch Quốc Khánh, huyết tương tách từ máu toàn phần đã cứu chữa nhiều bệnh. Lọc huyết tương hay trao đổi huyết tương được sử dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý có cơ chế tự miễn dịch. Tuy nhiên, hiện Viện không thu nhận huyết tương của người hiến do không có công nghệ gia công huyết tương. Loại huyết tương sử dụng để điều trị là tách từ máu toàn phần.