Nguồn ảnh: Phys.
Cụ thể, một nhóm các nhà nghiên cứu do Elizabeth Artur de la Villarmois thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch, dẫn đầu phát hiện ra một vành đĩa tròn quanh hệ thống sao Oph-IRS67AB.
Hệ thống sao nhị phân này, nằm cách chừng 500 năm ánh sáng trong chòm sao Ophiuchus, bao gồm Oph-IRS67A và Oph-IRS67B, cách nhau khoảng 90 AU.
Phát hiện mới cho thấy vành đĩa tròn quanh hệ thống sao có kích thước 620 x 124 AU, độ nghiêng khoảng 80 độ và khối lượng ước tính có thể bằng 2,2 lần khối lượng Mặt Trời.
Bên trong vành đĩa tròn này có sự phát xạ mạnh từ các phân tử chuỗi cacbon (C 2 H và c-C 3 H 2). Họ cho rằng phát xạ này có thể liên quan đến vật liệu bao bọc bên trong vành đĩa.
Hơn nữa, các nhà thiên văn thấy rằng không hề có phát thải methanol trong hệ thống này không như các vành đỉa sao nhị phân khác. Đồng thời, họ cũng tiết lộ rằng chỉ có quá trình chuyển đổi sulfur dioxide dưới tác động của ánh sáng mặt trời được phát hiện trong vành đĩa quanh sao nhị phân Oph-IRS67AB.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)