Khám phá những tòa nhà “chọc trời” 800 tuổi ở Italia
T.B (tổng hợp)
Các công trình này là kết quả của cuộc cạnh tranh giữa Ardinghelli và Salvucci - hai gia tộc quản lý thị trấn thời kỳ đó. Coi nhau là "kỳ phùng địch thủ", họ đã "đọ sức" với nhau bằng việc xây những tòa tháp cao nhất thị trấn.
Nằm trên một quả đồi ở vùng Tuscany của Italia, thị trấn San Gimignano được cả thế giới biết đến với những tòa nhà "chọc trời" có từ thế kỷ 13-14. Ảnh: Where Is Evelyn.
Các công trình này là kết quả của cuộc cạnh tranh giữa Ardinghelli và Salvucci - hai gia tộc quản lý thị trấn thời kỳ đó. Coi nhau là "kỳ phùng địch thủ", họ đã "đọ sức" với nhau bằng việc xây những tòa tháp cao nhất thị trấn. Ảnh: PlacesofJuma.
Trong cuộc đối đầu này, mỗi khi tòa tháp mới được một gia tộc xây dựng, gia tộc kia sẽ không chịu lép vế và xây một tòa tháp cao hơn, và chiều cao của các tòa tháp cứ tăng dần theo thời gian. Ảnh: The Intrepid Guide.
Vào thế kỷ 14, thị trấn đã có đến 72 tòa tháp mà trong đó có một số tòa cao đến 70 mét, tương đương những tòa nhà 20 tầng thời nay. Ảnh: Artsy Traveler.
Cuộc đua chỉ dừng lại khi cộng đồng thị trấn đưa ra một điều luật rằng không có tòa tháp nào được phép xây cao hơn tòa Palazzo Comunale nằm bên quảng trường trung tâm. Ảnh: Italia.it.
Sau một giai đoạn hưng thịnh, vào giữa thế kỷ 14, bệnh dịch hoành hành đã giết chết khoảng một nửa dân số của thị trấn San Gimignano. Sau thảm họa, hai gia tộc Ardinghelli và Salvucci đã nhượng quyền quản lí thị trấn lại cho thành phố Florence. Ảnh: The Sense Resort.
Vì lý do an toàn, chính quyền thành phố Florence đã cho hạ bớt chiều cao của các tòa tháp chọc trời, khiến cho các công trình của thị trấn San Gimignano có chiều cao cân bằng hơn. Ảnh: Rosewood Hotels.
Cho đến ngày nay, chỉ còn 14 trong số hơn 70 tòa tháp ngày xưa còn trụ lại trước các biến động của thiên tai, chiến tranh và quản lý đô thị. Ảnh: Andiamo.it.
Từ năm 1990, trung tâm lịch sử San Gimignano đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, với giá trị nổi bật nằm ở các tòa tháp "chọc trời" có từ thời Trung cổ. Ảnh: Travelwider.
Mời quý độc giả xem video: Giáng sinh trên miền đất Hồi Giáo | VTV24.