Nằm ở Ba Lan, lâu đài Malbork là công trình tráng lệ được xây dựng theo phong cách Gothic. Sau 132 năm thi công và sử dụng khoảng 30 triệu viên gạch, lâu đài Malbork hoàn thành với nhiều điểm nhấn đặc biệt.
Lâu đài Malbork (hay còn gọi Marienburg) nằm bên bờ sông Nogat, lâu đài Malbork là công trình tráng lệ mang phong cách Gothic nổi tiếng của Ba Lan. Công trình kiến trúc này được các hiệp sĩ Tueton xây dựng vào thế kỷ 13.
Vào thời kỳ đó, Tueton là một trong 4 dòng hiệp sĩ lớn nhất thời Trung cổ. Sau 132 năm xây dựng, lâu đài Malbork hoàn thành. Theo thống kê, khoảng 30 triệu viên gạch đã được dùng để tạo nên công trình này. Do đó, đây là lâu đài gạch lớn nhất thế giới.
Hai mặt của lâu đài Malbork được bảo vệ bởi đầm lầy. Một mặt của công trình quay về phía nam là mặt để phòng thủ. Mặt cuối cùng tiếp giáp với bờ trũng của sông Nogat.
Toàn bộ lâu đài Malbork được bao bọc bởi các bức tường phòng thủ kiên cố, hào nước, các hầm ngục, tháp canh... Lâu đài trở thành pháo đài lớn nhất thế giới thời Trung cổ.
Lâu đài Malbork là trụ sở của các hiệp sĩ Tueton trong gần 150 năm. Với vị trí chiến lược nằm bên bờ sông Nogat, các hiệp sĩ Tueton nắm giữ độc quyền về giao thương cũng như thu phí đường sông từ những tàu thuyền đi qua.
Sau khoảng 150 năm cai trị, lâu đài đổi chủ sau khi quân đội Ba Lan chiếm đóng vào năm 1457. Nơi đây trở thành dinh thự hoàng gia của các vị vua Ba Lan trong 300 năm sau.
Đến năm 1772, người Phổ đã biến lâu đài Malbork thành doanh trại. Trong nhiều thập kỷ sau đó, công trình này được trùng tu, sửa chữa theo từng giai đoạn.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, lâu đài Malbork bị hư hại khá nghiêm trọng.
Vì vậy, giới chức trách và các chuyên gia đã triển khai dự án bảo tồn, khôi phục công trình này theo hình dáng ban đầu. Đến năm 2016, dự án hoàn thành.
Vì vậy, giới chức trách và các chuyên gia đã triển khai dự án bảo tồn, khôi phục công trình này theo hình dáng ban đầu. Đến năm 2016, dự án hoàn thành.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn lâu đài “lơ lửng” giữa biển và mây, chỉ xuất hiện ban ngày.