Khám phá hang động 16.000 năm, sửng sốt thấy "kho báu" của loài người
Thiên Trang (TH)
Hang động La Garma ở tỉnh Cantabria, Tây Ban Nha, là nơi chứa đựng "kho báu" của loài người, bao gồm nhiều hiện vật quý giá, giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về lịch sử tiến hóa của loài người.
Năm 1995, một nhóm nghiên cứu khảo cổ Tây Ban Nha đã phát hiện hang động này, nơi còn lưu giữ nền văn minh Magdalenian. Các nhà khoa học không cần khai quật mà có thể quan sát dấu tích của con người từ thời kỳ này.
Đây chính là "kho báu" giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về lịch sử tiến hóa của loài người.
Bên trong hang động, họ phát hiện một không gian khoảng 5m2 chứa nhiều khối đá và măng đá, cùng với tàn tích của một lò sưởi cổ và nhóm người Magdalenian chế tạo công cụ, sơ chế thịt, chế biến xương và da động vật.
Trong các loại xương, nhóm nghiên cứu tìm thấy mẩu xương ngón chân sư tử hang động hóa thạch, họ giả định rằng con người có thể đã đóng vai trò trong sự tuyệt chủng của loài sư tử này.
Tổng cộng, hơn 4.614 hiện vật đã được ghi nhận, bao gồm xương ngựa, xương bò, đá lửa, lao móc, vỏ sò, và mặt dây chuyền.
Trong hang, còn có nhiều ngọn đuốc, vòm đá tròn với hộp sọ ngựa, và khoảng 500 bức tranh minh họa trên tường và trần hang. Những bức tranh này, có dấu hiệu được tô màu, là minh chứng cho sự độc đáo trong môi trường sống của người Magdalenian.
Các nhà khảo cổ học đã mất hai năm để phân tích các hiện vật này và kết luận rằng quần thể hang động La Garma là nơi lưu trữ 300.000 năm lịch sử tiến hóa của loài người.
Phát hiện này đã đưa hang động vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
Các nhà khoa học cũng dự định tái tạo lại môi trường sống cổ xưa của cư dân trong hang và trưng bày tại trung tâm Nghệ thuật Đá Cantabria ở Puente Viesgo.