Khai quật mộ cổ nhà Chu, chuyên gia "rớt nước mắt" trước cảnh tượng này...
Thiên Trang (TH)
Với bề dày lịch sử hơn 5.000 năm, các nghi thức tang lễ của người Trung Quốc vô cùng đa dạng, muôn hình vạn trạng. Trong đó, có một hủ tục mai táng tàn nhẫn khiến chuyên gia vô cùng xót xa.
Tự cổ chí kim, con người chẳng có ai tránh khỏi sinh- lão - bệnh - tử. Sau khi qua đời, người đã khuất thường được mai táng theo những cách chôn cất quen thuộc như: thiên táng, địa táng, thủy táng, phong táng, hỏa táng, mai táng...
Tuy nhiên, người Trung Quốc xưa còn có một hủ tục mai táng khá tàn khốc đó là tuẫn táng và đáng thương nhất đó chính là những đứa trẻ bị ép chết cùng.
Trong các cuộc khai quật gần đây, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy một lăng mộ cổ thời nhà Chu (1046 TCN - 256 TCN) ở thị trấn Bộc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Điều gây choáng váng nhất đó là bên dưới 4 góc mộ có chôn cất 4 bộ hài cốt trẻ em.
Cả 4 bộ hài cốt đều được bảo quản rất tốt, còn nguyên vẹn dù không được đặt trong quan tài.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong xương những đứa trẻ đều tồn tại thành phần thủy ngân, điều này là do chúng đã bị ép uống thủy ngân để chết theo chủ mộ chứ không phải cái chết tự nhiên.
Tại thời điểm chôn cất, các nạn nhân còn bị đổ thủy ngân lên khắp người để giữ cho thi thể nguyên vẹn lâu hơn.
Hủ tục mai táng tàn khốc này xuất phát từ lòng tham vô đáy của chủ nhân ngôi mộ.
Thiết kế lăng cho thấy chủ mộ là một địa chủ hoặc quý tộc giàu có dưới thời nhà Chu.
Với niềm tin những đứa trẻ trong sáng, chưa trải sự đời sẽ trở thành sứ giả giúp giao tiếp với trời đất, chủ mộ đã ép các em phải tuẫn táng theo mình để ông được chết an nhiên, tiếp tục sống trong vinh hoa sau cái chết.
Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu, được cho là hủ tục tàn nhẫn, độc ác và không đúng với thuần phong mỹ tục nên đã dần bị loại trừ khỏi dòng chảy lịch sử.
Với sự tàn khốc của nó, hủ tục tuẫn táng tại Trung Quốc đã được cấm triệt để từ thời Khang Hi (nhà Thanh).