- Trị sinh xong bị chứng di niệu (tiểu không tự chủ): Kê nội kim tán bột ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với rượu nóng.
- Trị hậu môn bị lở loét: Kê nội kim tán bột, mỗi lần dùng một ít rắc vào vết thương.
- Trị lao hạch do khí uất đờm ngưng gây ra: Bạch giới tử 15g, ngô công 30g, toàn yết 100g tán bột, phân thành 30 gói, mỗi gói làm hai phần, mỗi phần trộn với một quả trứng gà, trộn đều, chưng cho chín ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần. 30 ngày là 1 liệu trình. Tác dụng: Lợi khí, hóa đờm, tiêu thũng, tán kết.
- Trị sau khi sinh xong bị đái dầm: Kê nội kim liều lượng tùy dùng, tán nhỏ, uống với rượu ấm.
- Trị cam tích, bụng đầy, ăn ít: Kê nội kim (sao) 60g tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 6g với nước cơm hoặc nước sôi ấm.
- Trị cam tích, bụng to: Kê nội kim 12g, miết giáp (nướng) 30g, xuyên sơn giáp đều 8g tán bột, mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1,5 - 3g.
- Trị đại trường viêm mạn: Kê nội kim (sao) 10g, bạch truật 10g tán bột, trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 6g.
- Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hư: Kê nội kim, bạch truật, can khương đều 60g, đại táo nhục 240g (chưng chín). Tất cả sao chín, tán bột, trộn với táo nhục giã nát, trộn đều làm bánh, sấy khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
- Trị sỏi mật, sỏi đường tiểu: Kê nội kim 12g, kim tiền thảo 15g, hồ đào 15g, hải kim sa 15g, uất kim 10g sắc uống.
- Trị sỏi tiết niệu: Cam thảo, hoạt thạch 30g; hỏa tiêu 10g, kê nội kim 10g tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 6g.
- Trị miệng lở loét, amidan viêm, lợi răng viêm: Kê nội kim đốt tồn tính, tán nhuyễn, thổi vào nơi bị loét hoặc bôi vào, có thể trộn với dầu mù u bôi vào vết thương.
Kê nội kim là màng vàng trong mề của con gà. Sức tiêu hóa của mề gà rất mạnh vì vậy có thể trị bệnh liên quan tới tiêu hóa. Tuy nhiên, những người tỳ yếu nhưng không bị tích thì không nên dùng.
Lương y Minh Phúc (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Vũng Tàu)