Chiến dịch chống khủng bố được khởi động ngày 6/1, sau các cuộc xung đột dữ dội giữa lực lượng biểu tình bạo động có vũ trang và lực lượng an ninh.
Trước đó, những kẻ bạo loạn có vũ trang chiếm giữ sân bay ở Almaty, tòa nhà Ủy ban An ninh Quốc gia và cả kho chứa vũ khí.
Sau khi dập tắt những hoạt động bạo loạn của các đám đông có vũ trang trên đường phố, lực lượng an ninh Kazakhstan triển khai truy bắt các tay súng bạo loạn trên khắp đất nước.
Theo văn phòng báo chí của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, khoảng 6000 người bị bắt giữ trong cuộc bạo động, 125 vụ án hình sự được khởi tố. Phần lớn những người bị bắt giữ là người nước ngoài.
Ngày đầu năm, một số lượng lớn “những người biểu tình ôn hòa” đến Kazakhstan từ các nước láng giềng.
Những người này được cung cấp “quà năm mới” - 200 USD để tham gia vào cuộc bạo động. Nhiều kẻ bạo loạn đang cố gắng vượt biên với vũ khí, tiến hành các hành vi cướp bóc để tránh bị bắt ở Kazakhstan.
Ngày 9/1, Bộ trưởng Nội vụ Kazakhstan cho biết, 300 người đàn ông có vũ trang với tiền tenge và ngoại tệ bị bắt giữ khi đang cố gắng vượt biên giới. Truyền thông Kazakhstan công bố video, ghi lại về lời thú tội của một kẻ biểu tình nước ngoài.
“Vào ngày 1 tháng 1, tôi nhận được cuộc gọi từ những người đàn ông không quen biết, đề nghị tôi tham gia cuộc biểu tình. Giá tham gia biểu tình là 90.000 tenge (khoảng 200 USD). Vì đang thất nghiệp ở Kyrgyzstan nên tôi đã đồng ý. Họ đã mua vé xe lửa cho tôi. Ngày 2/1, tôi đến Almaty và được đưa đến một căn hộ. Tại đây còn có công dân Tajikistan và Uzbekistan. Tôi không hiểu họ đang nói về cái gì. Khi cuộc biểu tình bắt đầu, tôi sợ hãi và quay trở lại căn hộ và qua đêm ở đó. Ngày hôm sau tôi quyết định về nhà và bị bắt giữ”.
Các phe nhóm đối lập Kazakhstan, được hỗ trợ bởi giới tinh hoa phương Tây và truyền thông đại chúng (MSM) cáo buộc “chế độ Tokayev tàn ác”, nhưng “những người biểu tình ôn hòa” làm rõ bản chất của sự việc.
Lực lượng an ninh Kazakhstan đang tiến hành truy quét khủng bố. Lực lượng gìn giữ hòa bình tập thể CSTO hoàn thành giai đoạn đầu của việc triển khai.
CSTO thực hiện canh gác các cơ sở quân sự, nhà nước và cộng đồng xã hội ở Almaty và những khu vực giáp ranh với thành phố. CSTO không tham gia vào việc ngăn chặn bạo loạn, biểu tình hoặc truy bắt khủng bố mà chỉ thực hiện nhiệm vụ an ninh.
Quan trọng nhất, CSTO ngăn chặn hoàn toàn khả năng can thiệp từ phía bên ngoài bằng vũ lực.
Quân đội CSTO sẽ ở lại Kazakhstan cho đến khi tình hình trong nước ổn định hoàn toàn.
Kazakhstan đang để tang các nạn nhân thiệt mạng trong cuộc bạo loạn. Ngày 10/1 được tuyên bố là ngày quốc tang cho những người thiệt mạng trong cuộc bạo loạn.
Ngày 9/1, Bộ Y tế tuyên bố, 164 người thiệt mạng trong cuộc bạo loạn: 103 người ở Almaty, 21 người ở vùng Kyzylorda, 10 người ở vùng Zhambyl, 8 người ở vùng Almaty, trong đó có 3 trẻ em.
Nhưng chính quyền Karakhstan không xác nhận số trẻ em thiệt mạng và thông báo đó là lỗi kỹ thuật.
Số người thiệt mang thực sự không được công bố, nhưng những người bị thương trong cuộc bạo loạn, lên tới 2.265 người.
Tuyên bố của Bộ Nội vụ cho biết, 16 sĩ quan cảnh sát, quân nhân của Lực lượng Vệ binh Quốc gia và Bộ Quốc phòng thiệt mạng, hơn 1.300 người khác bị thương.
Chính quyền Mỹ muốn nghe từ Kazakhstan giải thích lý do tại sao các nhà chức trách quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ CSTO để ổn định tình hình ở nước này, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cho biết trên CNN.
“Chúng tôi có những câu hỏi thực sự về lý do tại sao họ (nhà nước Kazakhstan) buộc phải chuyển sang tổ chức này, tổ chức bị chi phối bởi Nga. Chúng tôi yêu cầu làm rõ về vấn đề này. Nhưng điều quan trọng nhất là mọi thứ bây giờ nên được giải quyết một cách hòa bình và tôn trọng nhân quyền của những người muốn tiếng nói của họ được lắng nghe”.
Blinken cho rằng ông ta có quyền yêu cầu "giải thích" từ một quốc gia có chủ quyền như Kazakhstan về vấn để nội bộ quốc gia, đồng nghĩa với việc không thừa nhận chủ quyền của quốc gia này.
Tuyên bố của Blinken rất xúc phạm, Mỹ không có một mét đường biên giới chung nào với Kazakhstan, Mỹ cũng không thuộc bất kỳ liên minh quân sự hoặc chính trị nào với Kazakhstan. Trong một khái niệm rõ ràng, Mỹ cho rằng Washington có quyền buộc các quốc gia khác phải điều trần.