Ông Saad Jawad Qandil nhấn mạnh, Iraq đang tìm cách đa dạng hóa nguồn vũ khí nhập khẩu và Baghdad và Moscow đã có thỏa thuận chuyển giao vũ khí này.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Iraq, ông Muhammad Ridh trước đây đã cố gắng mua hệ thống tên lửa phòng không của Nga. Nhưng do Washington đe dọa trừng phạt, khiến Iraq phải dừng các cuộc đàm phán. Cuối tuần qua, một bộ trưởng quốc hội Iraq tuyên bố, chính phủ Iraq đang đàm phán để mua hệ thống S-400 của Nga.
Trong tình huống hiện nay, Iraq có thể đang đàm phán để mua một trong hai hệ thống vũ khí này, nhưng do điều kiện kinh tế trong nước thực sự quá khó khăn, chính phủ Iraq có thể chọn S-300 có giá thành rẻ hơn.
Muhammad Ridh không nói rõ cuộc đàm phán mua vũ khí đang diễn ra ở giai đoạn nào, nhưng ông khẳng định bằng, nhà nước Iraq đã ủy quyền cho ông thực hiện sứ mệnh này. Ông Ridh nhận xét: “Chúng tôi đang đợi sự phản đối của Mỹ trong vấn đề này”.
Theo Ridha, quân đội Iraq đang có trong biên chế một số hệ thống phòng không của Nga. Nhưng quốc gia này muốn có được những hệ thống phòng không hiện đại, đáp ứng thực tế chiến đấu. Hiện nay, tỷ lệ vũ khí của Nga ở Iraq cần vượt quá 50%, do rẻ hơn nhiều và hiệu quả nếu so với những loại vũ khí tương đương do Mỹ sản xuất.
Tháng 08.2020, không quân Israel sử dụng máy bay không người lái UAV vũ trang tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào những căn cứ của lực lượng dân quân Al-Hashd al-Shaabi (Các đơn vị Động viên Rộng rãi – PMU). Dưới sức ép của Mỹ, không có xác nhận hoặc tuyên bố chính thức nào từ các chỉ huy lực lượng dân quân hay các quan chức khác của Iraq, Israel cũng không xác nhận bất kỳ thông tin nào.
Ngay sau vụ nổ, truyền thông Iraq từ các nguồn tin dấu tên cho biết, nguyên nhân của thảm kịch là do vi phạm các quy định lưu trữ vũ khí, đạn dược.
Lực lương dân quân người Shia Al-Hashd al-Shaabi thành lập mùa hè năm 2014, sau khi các tay súng khủng bố IS chiếm được thành phố Mosul của Iraq. PMU cho biết có hơn một trăm ngàn người. Một số đơn vị PMU tham gia vào các trận chiến ở Syria, trong hàng ngũ của các lực lượng vũ trang chính quyền Damascus.
Những hoạt động phức tạp và bí ẩn của Washington trong mối quan hệ với người Kurd, và những nguyên nhân sâu xa khác, khiến Iraq bắt đầu dần tách xa Mỹ. Mối quan hệ đã sụp đổ khi Mỹ trực tiếp tấn công vào Kata'Ib Hezbollah, một phần quan trọng của PMU và cũng là một phần của quân đội Iraq. Mỹ cũng phá hủy mọi yêu cầu tôn trọng chủ quyền của quốc gia này khi trực tiếp sát hại tướng Iran Qassem Soleimani trên đất Iraq.
Hơn thế nữa, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua sắm thành công hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa S-400 Nga, thử nghiệm hiệu quả và có kế hoạch đưa vào khai thác sử dụng bất chấp những nỗ lực tiếp tục gây áp lực từ phía Mỹ. Động thái của Iraq là hoàn toàn dễ hiểu và các quốc gia khác cũng sẽ bắt đầu cố gắng mua các thiết bị rẻ hơn từ Nga.
Trong tình huống đàm phán thành công, với những yêu cầu ngày càng cao về việc quân đội Mỹ phải rút khỏi Iraq, tiếng nói của Washington suy giảm sức mạnh trên khu vực Trung Đông.