<p style="text-align: justify;">Ở phụ nữ mang thai, thiếu i-ốt nghiêm trọng có thể gây tác động vĩnh viễn đến bào thai như chậm phát triển, sụt giảm trí tuệ, chậm phát triển sức khỏe tình dục. Thiếu i-ốt nghiêm trọng có thể khiến IQ của trẻ sơ sinh và trẻ em thấp hơn mức trung bình và làm giảm khả năng tư duy và lao động của người lớn. Bướu cổ - khi tuyến giáp bị phình to, thường là dấu hiệu đầu tiên của việc thiếu i-ốt...</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Sự phát triển của bào thai và trẻ sơ sinh</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Phụ nữ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ cần nhận đủ i-ốt để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển phù hợp của em bé. Trẻ được nuôi con bằng sữa mẹ nhận được i-ốt từ sữa mẹ. Tuy nhiên, hàm lượng i-ốt trong sữa mẹ phụ thuộc nhiều vào lượng i-ốt mà người mẹ có được.</p> <p style="text-align: justify;">Để đảm bảo đủ i-ốt cho sự phát triển phù hợp của bào thai và trẻ sơ sinh, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ và trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ cần bổ sung thêm i-ốt. Ở Hoa Kỳ và Canada, Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ nữ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ cần được bổ sung vitamin và khoáng chất chứa i-ốt trước khi mang thai với liều lượng 150mcg/ngày. Tuy nhiên chỉ khoảng một nửa lượng vitamin tổng hợp dành cho bà bầu hiện đang bán tại Hoa Kỳ là có chứa i-ốt.</p> <p style="text-align: justify;"><img alt="Bướu cổ - Một hệ lụy do thiếu i-ốt." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/15/untit1111led.jpg" title="Bướu cổ - Một hệ lụy do thiếu i-ốt." /></p> <p style="text-align: justify;"><em>Bướu cổ - Một hệ lụy do thiếu i-ốt.</em></p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Chức năng nhận thức của trẻ ở thời thơ ấu</strong></h2> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p style="text-align: justify;">Thiếu hụt i-ốt nghiêm trọng trong thời thơ ấu sẽ gây hại đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Nếu thiếu i-ốt ở dạng nhẹ thì khó phát hiện được các tác động gây ra khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên nếu trẻ bị thiếu i-ốt trầm trọng thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thần kinh của trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Bổ sung i-ốt cho trẻ bị thiếu hụt i-ốt nhẹ có thể làm tăng khả năng và nhận thức của trẻ. Đối với trẻ sống ở những nơi thiếu i-ốt, bổ sung i-ốt sẽ giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Bệnh xơ nang vú</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Mặc dù không gây hại, song bệnh xơ nang vú gây ra các khối u sần sùi, đau đớn. Mặc dù chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản song nó vẫn có thể xảy ra ở thời kỳ mãn kinh. Bổ sung i-ốt liều cực cao có thể giúp giảm đau và giảm các triệu chứng của bệnh xơ nang vú, song cần có thêm nghiên cứu để khẳng định kết luận này. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y khoa trước khi sử dụng i-ốt nếu bạn mắc phải căn bệnh này, nhất là việc sử dụng iốt liều cao có thể không an toàn.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Hệ lụy do thừa i-ốt</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Nếu nhận được quá nhiều hoặc dùng i-ốt liều cao có thể gây ra một số triệu chứng giống như thiếu i-ốt, bao gồm bướu cổ (phình tuyến giáp). Sử dụng i-ốt liều cao cũng có thể gây viêm nhiễm tuyến giáp và ung thư giáp. I-ốt liều cực cao (ví dụ một vài gram) có thể làm bỏng miệng, họng và dạ dày; sốt; đau bụng; buồn nôn; nôn mửa; tiêu chảy; mạch yếu; hôn mê.</p> <p style="text-align: justify;">Các vụ tai nạn hạt nhân có thể phóng thích i-ốt phóng xạ vào môi trường, làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp ở những người tiếp xúc với i-ốt phóng xạ, đặc biệt là trẻ em. Những người thiếu i-ốt tiếp xúc với i-ốt phóng xạ sẽ đặc biệt có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp. FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ) đã phê chuẩn i-ốt potassium là chất ngăn chặn tuyến giáp nhằm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp trong các trường hợp khẩn cấp liên quan đến phóng xạ.</p> <p style="text-align: justify;">Giới hạn i-ốt tối đa được dưới đây không áp dụng cho các trường hợp phải bổ sung i-ốt vì lý do y khoa với sự chăm sóc của bác sĩ:</p> <p style="text-align: justify;"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/15/untit12222111led.jpg" /></p> <p style="text-align: justify;"> </p> <div> <div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div>