<div>Anh Đỗ Văn H, vốn tạng người gầy yếu, giờ lại xấp xỉ tuổi 50 nên anh thấy mình yếu hẳn khoản “yêu vợ”. Để tăng cường, anh không tiếc tiền bỏ mua đủ các thứ bồi bổ, trong đó anh ưa thích nhất là hàng ngày dùng đủ các loại pín. Pín dê, bò, hươn, hải cẩu… ngâm rượu; gà, chó, dê… làm đồ nhắm… Nhưng càng dùng anh lại thấy mình ngày càng yếu. Đi khám anh mới biết, anh đã dùng sai nên đã bị liệt dương.</div> <p><strong>Lời bàn</strong>: Dương vật và tinh hoàn của các động vật được gọi là ngẩu pín. Ngẩu pín tính ấm nóng, có công dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, tăng cường khả năng hoạt động sinh lý, nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng và không phải ai cũng dùng được.</p> <p>Bởi theo y học cổ truyền, dương vật và tinh hoàn của các động vật đều thuộc về tạng thận và được gọi là “ngoại thận” (để phân biệt với “nội thận”, tức là quả thận có chức năng bài tiết nước tiểu).</p> <p>Chức năng của tạng thận trong Đông y rất phong phú, ngoài việc bài tiết nước tiểu, nó còn liên quan đến việc sinh tủy, sinh xương, đến sinh dục và một số chức năng nội tiết khác.</p> <p>Bệnh của tạng thận phần nhiều thuộc chứng hư gồm: thận dương hư và thận âm hư. Ngẩu pín có tác dụng chữa chứng thận dương hư; những người bị thận âm hư không được dùng. Việc lạm dụng hoặc dùng không đúng có thể khiến cơ thể bị di tinh, liệt dương.</p> <p><strong>ThS Hoàng Khánh Toàn </strong></p> <p><em>(Chủ nhiệm khoa y học cổ truyền bệnh viện TƯQĐ 108)</em></p> <!--.saic-wrapper -->