Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị khoa học về “TBG toàn quốc lần thứ V năm 2019” tại Hà Nội ngày 23/4. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, ứng dụng TBG tạo máu, TBG trung mô cũng như các sản phẩm từ TBG đã có những bước tiến vượt bậc, được đánh giá cao. Hoạt động TBG tại nước ta đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, ngày càng hoàn thiện, đa dạng về kỹ thuật, phương pháp ghép cũng như nguồn tế bào gốc.
Kết quả bệnh nhân được ghép đã không ngừng được nâng cao về chất lượng và số lượng. Công nghệ TBG đã được ứng dụng rộng rãi, có thể chữa trị một số bệnh mà trước đây chưa làm được như: Ghép TBG chữa các bệnh máu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư và các bệnh lý khác như: cơ xương khớp, thần kinh, hô hấp, tim mạch.
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện huyết học và Truyền máu TƯ cho biết, việc thực hiện ghép TBG tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Với sự phát triển đó, toàn quốc đã có 9 trung tâm thực hiện ghép TBG tạo máu, số lượng các ca bệnh được tiến hành ghép không ngừng tăng lên. Đến nay cả nước đã thực hiện được trên 750 ca ghép TBG điều trị bệnh máu thành công.
Hội nghị đã thu hút các nhà khoa học trong nước và quốc tế và đặc biệt là sự tham dự của hơn 300 đại biểu đến từ các bệnh viện, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm huyết học – truyền máu trên toàn quốc. Tại Hội nghị ngoài các báo cáo ứng dụng TBG trong điều trị các bệnh về máu, di truyền, còn có các báo cáo thuộc các chuyên ngành hô hấp, tim mạch, thần kinh ...
Đặc biệt, đây là cơ hội để các đơn vị tăng cường thêm sự gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi các tiến bộ mới, cũng như nhìn nhận rõ ràng hơn các thách thức trong nghiên cứu, ứng dụng TBG hiện nay để cùng tháo giỡ khó khăn, tiếp cận chinh phục lĩnh vực TBG, khẳng định vị thế, tạo ra nhiều cơ hội phát triển, hợp tác quốc tế trong thời gian tới.