Theo DNB, một giao dịch Bitcoin vào năm 2020 đã kéo theo 402kg khí thải CO2 - tương đương với một hộ gia đình Hà Lan trung bình trong 3 tuần.
Đáng báo động hơn nữa, lượng khí thải carbon này đang tăng lên do số lượng giao dịch ngày càng nhiều.
Theo hãng thông tấn Belga của Bỉ, vào năm 2020, lượng khí thải CO2 của một giao dịch bitcoin cao hơn 1/3 so với năm 2019.
Với mỗi USD giá trị mà Bitcoin tạo ra, cần phải chi khoảng 0,49 USD để khắc phục các vấn đề về môi trường và sức khỏe cộng đồng liên quan đến việc sử dụng năng lượng để đào Bitcoin.
Theo GS Peter Howson tại Đại học Northumbria của Anh, chỉ 20 triệu người dùng đang hoạt động sử dụng công nghệ đã xả thải một lượng khí thải carbon cực lớn. Chỉ riêng những người Navajo ở New Mexico, Mỹ - nơi việc khai thác Bitcoin đang tiêu thụ lượng năng lượng mỗi tháng đủ để cung cấp cho khoảng 19.600 ngôi nhà.
Nhưng những giao dịch liên quan đến Bitcoin - loại tiền điện tử được "khai thác" bởi hàng triệu máy tính công suất cao trên khắp thế giới cũng đang sử dụng năng lượng mà các cộng đồng dễ bị tổn thương cần.
Đặc biệt, trong bối cảnh mối quan tâm đến tiền kỹ thuật số tiếp tục gia tăng, ngày càng nhiều cá nhân và công ty coi chúng là một cơ hội đầu tư kiếm lời thì năng lượng khai thác cũng như lượng khí CO2 xả thải sẽ tăng lên nhanh chóng.
Bản chất của tiền kỹ thuật số mà nhiều trong số đó dựa vào công nghệ chuỗi khối (blockchain) để xác minh các trao đổi tiền tệ thường có chi phí môi trường rất lớn.
Lý do là các thực thể kỹ thuật số, tiền kỹ thuật số yêu cầu một lượng lớn sức mạnh tính toán để làm cho toàn bộ hệ thống trở nên khả thi.
Với sự tiêu tốn năng lượng khổng lồ và xả thải ra môi trường rất lớn, các nhà nghiên cứu bày tỏ sự lo ngại khi lượng tiền Bitcoin đang được gia tăng tốc độ đào và ngày càng có thêm nhiều người tham gia vào giao dịch.
Phải chăng đó là lý do Trung Quốc từng chiếm tới 3/4 năng lực đào Bitcoin trên toàn cầu nhưng con số này đã giảm xuống bằng 0 sau lệnh cấm của Chính phủ.