Hồ Hoàn Kiếm có tất cả bao nhiêu tên gọi?

Hồ nước được mệnh danh là “trái tim” của Thủ đô Hà Nội từ xưa đến nay mang rất nhiều tên. Mỗi cái tên lại ẩn chứa một khía cạnh lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến...
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?
Nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm, hồ Hoàn Kiếm là hồ nước nổi tiếng bậc nhất Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của hồ nước đặc biệt này gắn với nhiều tên gọi khác nhau mà không phải ai cũng biết tường tận.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-2
Theo sách “Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội” (Doãn Kế Thiện/ NXB Kim Đồng), hồ Hoàn Kiếm thời xa xưa được gọi là hồ Lục Thủy, vì sắc nước hồ bốn mùa đều có màu xanh biếc.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-3
Còn tên gọi Hoàn Kiếm hay hồ Gươm, theo tục truyền thì có từ đời Lê Thái Tổ. Người ta nói vua Lê Thái Tổ trước khi khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh, được thần cho một thanh kiếm.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-4
Năm 1428 khi đã lấy lại hoàn toàn được đất nước, lên làm vua, đóng đô ở Thăng Long, một hôm nhà vua ngự thuyền chơi trong hồ, bỗng thấy một con rùa vàng nổi lên.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-5
Nhà vua đang dùng thanh kiếm ở tay, với theo, con rùa ngẩng cao cổ đớp lấy thanh kiếm rồi lặn xuống đáy hồ. Nhà vua sai tát cạn hồ để tìm, rùa không thấy đâu mà kiếm cũng mất tích.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-6
Vua cho rằng đó là thần đã cho kiếm để giết giặc, nay giặc yên rồi thần lại lấy kiếm đi, bèn đổi tên hồ là Hoàn Kiếm, nghĩa là trả lại kiếm thần.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-7
Khi nhà Lê suy yếu, Họ Trịnh được làm chúa. Ở kinh thành Thăng Long, chúa Trịnh cho lập phủ đệ riêng ở phường Báo Thiên. Phủ chúa là một dãy có 52 tòa lâu đài dinh thự, đều ngoảnh mặt ra hồ Hoàn Kiếm.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-8
Thời đó có một dải đất nhô ra chia hồ thành hai phần rõ rệt. Các đời chúa Trịnh gọi phần hồ trên là Tả Vọng, phần hồ dưới là Hữu Vọng. Gọi là “vọng” theo ý riêng của họ Trịnh là cả hai bên hồ đều trông vào phủ chúa.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-9
Khoảng đất giữa hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng được chúa Trịnh dùng làm nơi luyện tập thủy quân. Tại đây, chúa cho dựng một đài cao gọi là duyệt võ đài, hai bên hồ làm trận địa của đôi bên, cùng nhau biểu diễn các chiến pháp thủy công.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-10
Chúa Trịnh ngồi trên duyệt võ đài xem xét để định thắng thua, hơn kém. Từ việc này mà hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng được gọi bằng một cái tên mới là hồ Thủy Quân.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-11
Hồi thực dân Pháp mới chiếm cứ Hà Nội, hồ vẫn còn khá rộng. Sau đó người Pháp cho lấp dần, hồ Hữu Vọng không còn lại dấu vết nào cả. Hồ Tả Vọng chỉ còn lại một phần nhỏ, là hồ Hoàn Kiếm như ta biết ngày nay.
Ho Hoan Kiem cua Ha Noi co tat ca bao nhieu ten goi?-Hinh-12
Tổng kết lại, hồ nước được mệnh danh là “trái tim” của thủ đô Hà Nội từ xưa đến nay mang rất nhiều tên: Hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng, hồ Hữu Vọng, hồ Thủy Quân, hồ Hoàn Kiếm và hồ Gươm... Mỗi cái tên lại ẩn chứa một khía cạnh lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến.


Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.

Theo Đời sống
back to top