Hiệu ứng từ BOT Cai Lậy

Sự cố xảy ra ở Trạm thu phí BOT Cai Lậy ầm ĩ và kéo dài đã thực sự trở thành điểm nóng của dư luận cho dù có người khẳng định không để BOT này trở thành điểm nóng.

Thủ tướng Chính phủ đã có một quyết định kịp thời là dừng thu phí 1 đến 2 tháng để tìm ra những giải pháp hợp lý, tình trạng “thất thủ” đã được vãn hồi trong trật tự.

“Cuộc chiến” giữa nhà đầu tư và cánh tài xế không chỉ là thể hiện cách thức đối phó lẫn nhau mà còn bộc lộ văn hóa ứng xử của mỗi bên. Nếu các lái xe chọn cách ôn hòa, hợp pháp thì nhà đầu tư ỷ thế vào sức mạnh của xe cẩu và cảnh sát… Sự đấu tranh đòi hỏi lẽ công bằng, điều hợp luôn luôn được người dân ủng hộ, dư luận đồng tình, vì thế, những gì diễn ra ở BOT Cai Lậy xứng đáng với một kết quả cao hơn, đó là “bài học lòng dân”. Đây không đơn giản là sự phản kháng vì tiền, vì mức phí cao mà đòi hỏi sự hợp lý, công bằng nên có người đặt vấn đề là giá phí “chỉ bằng bao thuốc lá cánh tài xế hút” là hiểu nhầm hoàn toàn vấn đề.

hieu-ung-tu-bot-cai-lay

Từ BOT Cai Lậy, hiệu ứng lan tỏa ra các BOT giao thông ở Biên Hòa hay Phụng Hiệp – Cần Thơ, cái mà người dân đòi hỏi vẫn là sự hợp lý, lẽ công bằng. Trước đây, đã từng có những diễn biến quyết liệt xảy ra ở các BOT giao thông như cầu Bến Thủy (Vinh, Nghệ An), cầu Hạc Trì hoặc Trạm thu phí Tam Nông (Phú Thọ),… và phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả sự nhượng bộ đáng kể từ nhà đầu tư tỏ ra tôn trọng sự hợp lý thì trật tự mới trở lại. Sự cố đó cũng xảy ra với BOT Bờ Đậu và mới đây chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã có một quyết định hợp lý là ngừng thu phí tại Trạm này.

Hiệu ứng từ Trạm thu phí Cai Lậy còn tạo ra sự chú ý của các cơ quan truyền thông khi tìm hiểu cái BOT này của ai, nó được đầu tư như thế nào, chỉ định thầu ra sao,…

Hiệu ứng lớn nhất, được người dân trông đợi nhất là mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã lên kế hoạch kiểm toán một loạt các dự án BOT giao thông trong phạm vi cả nước. Còn nhớ, trong 2 năm 2016 và 2017, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện nhiệm vụ của mình ở khoảng 40 dự án BOT và kết quả là đã đề nghị giảm chi phí ban đầu hơn 1.000 tỷ đồng, giảm tổng thời gian thu phí 107 năm. Quan trọng hơn, qua kiểm toán đã phát hiện ra các sai sót là chủ yếu áp dụng hình thức chỉ định thầu mà không thông qua đấu thầu cùng với việc nâng mức đầu tư cao hơn thực tế.

Ai cũng biết chủ trương thực hiện các dự án BOT là cần thiết, đúng đắn và mang lại hiệu quả thiết thực. Những lợi dụng chủ trương đúng đắn, biến thành miếng bánh béo bở, có lợi ích nhóm trong đó và nhằm vào túi tiền của người dân một cách bất hợp lý thì không ai chịu đựng được!

Thủ tướng Chính phủ đã có một quyết định kịp thời là dừng thu phí 1 đến 2 tháng để tìm ra những giải pháp hợp lý, tình trạng “thất thủ” đã được vãn hồi trong trật tự.

“Cuộc chiến” giữa nhà đầu tư và cánh tài xế không chỉ là thể hiện cách thức đối phó lẫn nhau mà còn bộc lộ văn hóa ứng xử của mỗi bên. Nếu các lái xe chọn cách ôn hòa, hợp pháp thì nhà đầu tư ỷ thế vào sức mạnh của xe cẩu và cảnh sát… Sự đấu tranh đòi hỏi lẽ công bằng, điều hợp luôn luôn được người dân ủng hộ, dư luận đồng tình, vì thế, những gì diễn ra ở BOT Cai Lậy xứng đáng với một kết quả cao hơn, đó là “bài học lòng dân”. Đây không đơn giản là sự phản kháng vì tiền, vì mức phí cao mà đòi hỏi sự hợp lý, công bằng nên có người đặt vấn đề là giá phí “chỉ bằng bao thuốc lá cánh tài xế hút” là hiểu nhầm hoàn toàn vấn đề.

Từ BOT Cai Lậy, hiệu ứng lan tỏa ra các BOT giao thông ở Biên Hòa hay Phụng Hiệp – Cần Thơ, cái mà người dân đòi hỏi vẫn là sự hợp lý, lẽ công bằng. Trước đây, đã từng có những diễn biến quyết liệt xảy ra ở các BOT giao thông như cầu Bến Thủy (Vinh, Nghệ An), cầu Hạc Trì hoặc Trạm thu phí Tam Nông (Phú Thọ),… và phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả sự nhượng bộ đáng kể từ nhà đầu tư tỏ ra tôn trọng sự hợp lý thì trật tự mới trở lại. Sự cố đó cũng xảy ra với BOT Bờ Đậu và mới đây chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã có một quyết định hợp lý là ngừng thu phí tại Trạm này.

Hiệu ứng từ Trạm thu phí Cai Lậy còn tạo ra sự chú ý của các cơ quan truyền thông khi tìm hiểu cái BOT này của ai, nó được đầu tư như thế nào, chỉ định thầu ra sao,…

Hiệu ứng lớn nhất, được người dân trông đợi nhất là mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã lên kế hoạch kiểm toán một loạt các dự án BOT giao thông trong phạm vi cả nước. Còn nhớ, trong 2 năm 2016 và 2017, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện nhiệm vụ của mình ở khoảng 40 dự án BOT và kết quả là đã đề nghị giảm chi phí ban đầu hơn 1.000 tỷ đồng, giảm tổng thời gian thu phí 107 năm. Quan trọng hơn, qua kiểm toán đã phát hiện ra các sai sót là chủ yếu áp dụng hình thức chỉ định thầu mà không thông qua đấu thầu cùng với việc nâng mức đầu tư cao hơn thực tế.

Ai cũng biết chủ trương thực hiện các dự án BOT là cần thiết, đúng đắn và mang lại hiệu quả thiết thực. Những lợi dụng chủ trương đúng đắn, biến thành miếng bánh béo bở, có lợi ích nhóm trong đó và nhằm vào túi tiền của người dân một cách bất hợp lý thì không ai chịu đựng được!

Theo phapluatplus.vn

Theo Đời sống
back to top