Hành củ có tác dụng trị nhiều bệnh.
Hành củ được dùng trong Đông y với tên Thông. Nó có vị cay tính ấm, có tác dụng giải độc, ôn trung, hạ khí và lợi niệu, thường được dùng trị thuỷ thũng, trướng mãn và trúng độc.
Trong y học dân gian, ta thường dùng hành chữa thương hàn trúng phong ác khí, nhức đầu, mắt mờ, tai điếc, thổ nục huyết, đàn bà thai động và sưng, trẻ em trúng ác và sưng thũng.
Hành củ tươi chứa các thành phần: protid 1,3%g; gluxid 4,8%g, cellulose 0,7 %g và theo mg%: calcium 32; phosphor 49; sắt 1,1; b – caroten 15; vitamin B1 0,03 và vitamin C 10.
Bí tiểu tiện: Giã hành củ tươi với vài con gián đất đắp vào rốn.
Cảm cúm: Hành củ tươi 5 – 7 củ, cả rễ, rửa sạch, giã với 3 lát gừng, đổ một bát nước đun kỹ thêm đường đủ ngọt, uống khi còn nóng
Chữa mụn nhọt: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.
Chữa tiểu tiện không lợi: Củ hành 5g, gián đất 1 con, giã nát, đắp vào rốn. Tiếp đó có thể dùng bài thuốc sau: Hành 20g, mã đề 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa ngạt mũi, thở không thông: Hành 20g sắc uống.
Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hoà với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.
Chữa viêm tuyến vú: Hành củ 20 – 30g, giã nát hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.
Chữa chín mé: Củ hành nướng chín, đập dập đắp vào chỗ đau.
Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.
Chữa động thai ra máu: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.
LY Hoài Vũ (Hội Đông Y Việt Nam)