Hải cẩu giúp khảo sát các sông băng đang biến mất ở Nam Cực

(khoahocdoisong.vn) - Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh đầy đủ về sự tan chảy của băng Nam Cực trong mùa đông, nhờ sự “giúp đỡ” của một nhóm hải cẩu lặn sâu với các dụng cụ đeo trên đầu.

Sử dụng dữ liệu nhiệt độ và độ mặn được ghi lại bởi các thiết bị do nhóm hải cẩu mang theo, các nhà khoa học có thể lập bản đồ các dòng chảy của nước tan chảy từ Pine Island Glacier, một sông băng lớn chảy vào Biển Amundsen từ bờ biển phía Tây của Nam Cực.

Pine Island Glacier là sông băng tan nhanh nhất trên thế giới. Khi nước tan chảy của nó chảy ra biển, lan rộng ra và dâng lên, tạo ra các túi nước ấm giúp các phần của Biển Amundsen không bị đóng băng. Các nhà khoa học tại Đại học East Anglia (Anh) nhận định: “Do nước băng tan ấm hơn và trong lành hơn nước xung quanh, nên nó nhẹ hơn và có nhiều khả năng dâng lên hơn. Nó mang nhiệt và các chất dinh dưỡng như sắt đến gần bề mặt, có thể làm tan băng biển gần sông băng và tăng mức dinh dưỡng gần bề mặt”.

Điều này giúp tăng cường sự tương tác giữa không khí và biển và chất dinh dưỡng liên quan đến nước tan chảy. Ngoài việc tiết lộ phạm vi của quá trình tan băng, những phát hiện mới nhất có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về các mô hình tuần hoàn nước địa phương ảnh hưởng đến chu kỳ dinh dưỡng.
 

Theo UPI
back to top