Mặc dù đã có thông báo, từ ngày 7/8, thành phố sẽ xử phạt những trường hợp không đeo khẩu trang.
Tại cổng các công viên trên địa bàn TP Hà Nội đều có biển khuyến cáo người dân khi ra vào công viên bắt buộc phải đeo khẩu trang. |
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều người dân ở thời điểm này vẫn tỏ ra thờ ơ, không tuân thủ đeo khẩu trang khi ra đường, nhất là tại các công viên. Khảo sát của phóng viên sáng ngày 11/8, tại các khu vực hồ Giảng Võ, công viên Thanh Xuân, công viên Indira Gandhi… lượng người tập trung khá đông, nhiều người dân vẫn không đeo khẩu trang.
|
Trần Thu H. (sinh năm 1999, quê Hà Nam, hiện đang là sinh viên) cho hay, mặc dù biết việc đeo khẩu trang là để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người xung quanh, nhưng đeo khẩu trang khi đi chơi khiến em cảm thấy không thoải mái.
|
Theo quy định Điểm a, Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng là vi phạm: "Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế". Mức xử phạt cho hành vi này là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000đ.
|
Ngoài ra, theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm.
Còn tại văn bản số 925/STP-PBGDPL của Sở Tư pháp Hà Nội cũng nêu chi tiết mức phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống Covid-19 như sau: Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300.000đ. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000đ, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tối đa đến 7.000.000đ.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, trong các biện pháp phòng, chống Covid-19, đeo khẩu trang là biện pháp cần được ưu tiên hàng đầu. Bởi con đường lây truyền từ người sang người của Covid-19 là thông qua các giọt bắn hô hấp tiếp xúc gần. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 1m) với người có triệu chứng hô hấp (ví dụ như hắt hơi, ho...) đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
Bên cạnh sử dụng khẩu trang, người dân cần kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác như vệ sinh tay và đường hô hấp và tránh tiếp xúc gần – giữ khoảng cách ít nhất 2m khi tiếp xúc với người khác… Mỗi người dân có ý thức dự phòng là 1 chiến sĩ chống dịch, nhưng hiện nhiều người có biểu hiện chủ quan. Do vậy, chúng ta cần nâng mức đề phòng của toàn xã hội, mỗi người dân đều phải chủ động phòng dịch.
Nhóm thanh niên chạy tập thể dục trong công viên Indira Gandhi (phường Thành Công, quận Ba Đình) không đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19. |
Tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp nhưng khi ngồi quán nước vỉa hè, nhóm thanh niên này vẫn "vô tư" không đeo khẩu trang. |
|
Thực tế tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và Việt Nam cho thấy, người già là đối tượng dễ bị dịch bệnh tấn công và tiến triển xấu nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác, nên việc phòng chống dịch bệnh cần được chú trọng, tăng cường. |