Hà Nội: 5/7 điểm quan trắc không khí đều ô nhiễm nặng, cần cảnh giác bệnh gì?

Đây là ngày thứ 3 liên tiếp báo động không khí ô nhiễm tại Hà Nội. Thời tiết ấm lên, các chất ô nhiễm không thể khuếch tán khiến chất lượng không khí tại Thủ đô tiếp tục suy giảm.

Kết quả quan trắc của PamAir cho thấy tất cả khu vực nội thành đang có chất lượng không khí báo động. Chỉ số AQI dao động 170-250 đơn vị, ngưỡng rất xấu.

Ngày 16/11, hệ thống quan trắc không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy có 5/7 điểm quan trắc hiển thị chất lượng không khí ở mức xấu (AQI 151-200). Trong đó, điểm đo tại công viên hồ Thành Công, quận Ba Đình AQI là 187; Kim Liên, quận Đống Đa là 185.

bui1.jpg

Một vài năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm không khí ở Thủ đô trở thành mối quan tâm đặc biệt của dư luận khi Hà Nội được nêu tên trong các bảng xếp hạng về những thành phố/thủ đô ô nhiễm nhất thế giới.

Nhưng sự thực là, không phải chỉ gần đây không khí Hà Nội mới ô nhiễm đến thế. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, vấn đề này tồn tại từ lâu.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, giao thông không phải lúc nào cũng là nguồn chính gây ô nhiễm không khí, mức độ đóng góp của nó dao động khá lớn, từ 10-50% tùy thời kỳ.

Khí thải từ dân cư (đun nấu bếp than, bếp củi…) có thể chiếm 15-20%; trong khi các hoạt động gắn với nông nghiệp, bao gồm đốt sinh khối (rơm rạ,…) và phát thải amoniac trong chăn nuôi, phân bón đóng góp khoảng 7-22%.

6-benh-thuong-gap-do-bui-min.jpg
6 bệnh thường gặp do bụi mịn.

Theo các chuyên gia, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội thường gia tăng tần suất, mức độ ô nhiễm vào thời kỳ thu đông. Thông thường, “mùa ô nhiễm” của Hà Nội bắt đầu từ khoảng tháng 9 nhưng đến năm nay bắt đầu muộn hơn. Nguyên nhân là những tháng trước đó, việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 khiến hoạt động giao thông và xây dựng giảm đáng kể.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, ô nhiễm bụi ở Việt Nam chịu tác động rõ rệt của yếu tố khí hậu, tạo nên quy luật diễn biến theo mùa. Ở miền Bắc ô nhiễm tập trung vào mùa đông, ít mưa, thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; miền Nam ô nhiễm giảm vào mùa mưa.

loi-ich-cua-viec-nang-cao-chat-luong-khong-khi.jpg
Lợi ích của việc nâng cao chất lượng không khí.

Ô nhiễm không khí đang trở thành nguy cơ rõ rệt đối với các đô thị ở Việt Nam. Ước tính chi phí thực hiện các biện pháp quản lý ô nhiễm có thể lên tới 2,1 – 3,7% GDP vào năm 2030.

Hãy chung tay xây dựng Thủ đô Xanh - Sạch - Đẹp.
Theo Đời sống
back to top