Sau khi đi ăn tiệc về, ông Nguyễn Văn P. (56 tuổi, Hà Nội) phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngất xỉu, gọi hỏi không biết, huyết áp tụt., da xanh tái... Nhiều người nghĩ ông bị say rượu, đột quỵ nhưng bác sĩ kết luận ông bị hạ đường huyết nặng.
Lời bạn: PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rối loại chuyển hóa và Đái tháo đường cho biết, nhiều trường hợp hạ glucose máu nặng, thậm chí tử vong do uống nhiều rượu. Tuy nhiên, dấu hiệu này dễ nhẫm với triệu chứng say rượu dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.
Với người bệnh tiểu đường, rượu, bia là một trong những thức uống cần kiêng khem, vì có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, dễ làm tăng lượng đường trong máu, từ đó gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết. Hạ đường huyết sau khi uống rượu có thể chia thành 2 trường hợp:
Uống rượu lúc đói: Nguyên nhân là nồng độ cồn thấp có trong rượu làm cản trở quá trình tạo glucose mới tại gan dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.
Phản ứng khi uống rượu: Trong khi uống rượu, nếu dùng chung các loại thức uống ngọt có đường sẽ gây phản ứng với nhau làm kích thích sản xuất nhiều insulin hơn. Insulin làm giảm lượng đường trong máu đáng kể gây nên tình trạng hạ đường huyết.