Giúp bệnh nhân Covid-19 vượt qua khủng hoảng tâm lý

Những khủng hoảng tâm lý có thể ảnh hưởng kết quả phục hồi khi điều trị bệnh nhân Covid-19.

Sợ hãi khi đối diện với nhiều biến cố vì Covid -19

Theo các nghiên cứu, đa số bệnh nhân Covid-19 đều có trải qua những khủng hoảng và sang chấn tâm lý khi biết tin bản thân nhiễm bệnh.

Những khủng hoảng tâm lý có thể ảnh hưởng đến thời gian, kết quả phục hồi khi điều trị bệnh nhân Covid-19.
Những khủng hoảng tâm lý có thể ảnh hưởng đến thời gian, kết quả phục hồi khi điều trị bệnh nhân Covid-19.

Khi mắc Covid-19, bệnh nhân thường cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mình, lo lắng lây nhiễm cho người thân, lo sợ bị kỳ thị, bị xa lánh. Họ sợ không đủ sức khỏe để vượt qua cửa tử, sợ hãi những cơn đau mà mình sẽ phải trải qua.

Họ chán nản với chính bản thân mình khi không may mắc bệnh, họ buồn rầu vì dù đã cố gắng bảo vệ mình tốt nhất nhưng vẫn không thể tránh được sự lây lan của virus. Họ thất vọng, suy sụp tinh thần và nghĩ rằng có thể mình sẽ phải đối mặt với cái chết.

Hằng ngày chứng kiến những ca bệnh trở nặng, những ca bệnh phải can thiệp ECMO, hay những bệnh nhân không qua khỏi, khiến tâm lý bệnh nhân càng lo lắng, sợ hãi nhiều hơn trước khi điều trị. Khủng hoảng về tâm lý trở nên căng thẳng hơn khi họ trải qua những cơn đau, những khó chịu về mặt thể chất do triệu chứng của bệnh gây nên.

Tâm lý bệnh nhân đang điều trị tại đây cũng trở nên tồi tệ hơn khi nhận được thông tin những người mình tiếp xúc, trong đó có người thân, gia đình cũng nhiễm bệnh; hay những thông tin từ gia đình, người thân đang gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Hơn ai hết, chính bản thân người bệnh cần bình tĩnh, lạc quan, đặt niềm tin vào chính mình, vượt qua bệnh tật.
Hơn ai hết, chính bản thân người bệnh cần bình tĩnh, lạc quan, đặt niềm tin vào chính mình, vượt qua bệnh tật.

Tất cả những khủng hoảng tâm lý trên ảnh hưởng rất lớn đến những cảm xúc, đến suy nghĩ, hành động gây cản trở cho quá trình điều trị; kéo giảm sức “chiến đấu”; thậm chí làm triệu chứng bệnh trở nặng hơn.

Cách ly điều trị dài ngày làm người mắc bệnh Covid-19 cảm thấy buồn chán, thiếu động lực. Tùy vào thể trạng khác nhau của mỗi bệnh nhân mà các triệu chứng bệnh có thể có, có thể không, có thể xuất hiện sớm kết thúc sớm, xuất hiện muộn kết thúc muộn nhưng cũng có thể xuất hiện sớm nhưng vẫn dai dẳng, khó phục hồi.

Bên cạnh đó, cách ly điều trị xa gia đình dài ngày làm tăng nỗi nhớ người thân, gia đình; đặc biệt đối với những bệnh nhân có con nhỏ; tâm lý lo lắng, bất an ở người bệnh do đó mà tăng lên tỷ lệ thuận với độ dài số ngày họ trải qua khi cách ly điều trị.

Tin tưởng phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần của mình khoẻ mạnh là cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân Covid-19.
Tin tưởng phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần của mình khoẻ mạnh là cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân Covid-19. 

Chính vì thế, việc hiểu các đặc trưng tâm lý để có những chiến lược hỗ trợ là rất cần thiết trong tiến trình phục hồi của họ.

Covid-19 cũng không đáng sợ như chúng ta nghĩ!

Chị Hoàng O. (32 tuổi, hiện đang là giáo viên một trường THPT tại quận Tân Phú, TPHCM) cách đây 1 tháng, qua đợt xét nghiệm sàng lọc của phường, chị nhận kết quả mình bị dương tính với Covid-19.

Ban đầu chị rất hoang mang, lo lắng và sợ hãi vì đọc các tin tức về các bệnh nhân dương tính qua đời. Chị cũng cảm thấy lo lắng cho chồng và con ở nhà vì không có ai hỗ trợ chăm sóc, cộng với việc vào bệnh viện dã chiến một mình, gặp rất nhiều tình huống sợ hãi, căng thẳng.

Giúp bệnh nhân Covid-19 vượt qua khủng hoảng tâm lý ảnh 4
TS Lê Minh Công, Chương trình Văcxin Tinh thần, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM), tham gia tư vấn tâm lý cho bệnh nhân Covid-19.

Khi được tư vấn bởi các chuyên viên tâm lý chương trình "văcxin tinh thần", chị O. dần thấy vững tin và có suy nghĩ tích cực hơn. Chị bắt đầu tạo thói quen và duy trì sinh hoạt tích cực, tập thể dục và yoga theo các kênh youtube hướng dẫn, kết nối với chồng con ở nhà và tham gia hỗ trợ trong bệnh viện.

Sau một thời gian điều trị với tinh thần khoẻ mạnh, chị đã xét nghiệm 2 lần âm tính và sức khoẻ tốt dần lên. Chị O. cho rằng, việc tin tưởng phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần của mình khoẻ mạnh là cực kỳ quan trọng, Covid-19 cũng không đáng sợ như chúng ta nghĩ!

Đối với người bệnh, việc xác định cần phải có một “chiến dịch” thay đổi tâm lý, tinh thần cho chính mình nhằm chiến đấu lâu dài với căn bệnh là điều cần thiết. Hơn ai hết, người bệnh cần bình tĩnh, lạc quan, đặt niềm tin vào chính mình, vực dậy bản thân bằng sự nỗ lực, bằng ý chí mạnh mẽ kiên cường.

Tìm hiểu, tham khảo những thông tin tích cực bằng nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau để bản thân có thêm động lực. Giải tỏa những cảm xúc lo lắng, sợ hãi bằng việc đối mặt với hiện thực; bằng những phương pháp khác nhau để hỗ trợ cải thiện tâm lý.

Sự quan tâm từ nhân viên y tế sẽ tiếp thêm sức mạnh để bệnh nhân Covid-19 vững vàng ý chí trong thời gian dài điều trị.
Sự quan tâm từ nhân viên y tế sẽ tiếp thêm sức mạnh để bệnh nhân Covid-19 vững vàng ý chí trong thời gian dài điều trị.

Một số bệnh nhân lấy việc luyện tập thể dục thể thao, vận động trong khu cách ly điều trị làm phương pháp hỗ trợ cải thiện tâm lý giúp bản thân cảm thấy đỡ căng thẳng, mệt mỏi.

Một số khác lại tìm thấy niềm tin khi những triệu chứng bệnh được phục hồi thông qua việc ăn uống, ngủ nghỉ, điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Và quan trọng hơn hết, bệnh nhân phải tự xác định, tự động viên chính mình, tự cố gắng trấn an, tự tạo niềm vui, sự lạc quan trong giai đoạn điều trị ở khu cách ly.

Bệnh nhân Covid-19 sẽ khó có thể tự mình vượt qua được những sang chấn tâm lý do bệnh nếu như thiếu đi liều văcxin tinh thần từ các bác sĩ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Những lời hỏi thăm, động viên, chia sẻ từ người thân, bạn bè đồng nghiệp sẽ giúp họ giảm bớt lo lắng, sợ hãi; tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng ý chí trong thời gian dài điều trị.

Những quan tâm, chia sẻ về mặt tinh thần từ những nguồn lực bên ngoài giúp bệnh nhân Covid-19 cảm thấy “không bị bỏ lại phía sau”.
Những quan tâm, chia sẻ về mặt tinh thần từ những nguồn lực bên ngoài giúp bệnh nhân Covid-19 cảm thấy “không bị bỏ lại phía sau”. 

TS Lê Minh Công - ThS Phạm Thị Phi Yến (Chương trình Văcxin Tinh thần, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM)

Theo Đời sống
back to top