Giật mình “con mắt vũ trụ” huyền bí quan sát Trái Đất từ không gian

Những hình ảnh từ kính viễn vọng vô tuyến mới đây cho thấy, thiên hà NGC 4632 đang được bao quanh bởi một “vòng cực” hiếm có, trông hệt như một "con mắt vũ trụ" khổng lồ.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian
Cấu trúc "con mắt vũ trụ" khổng lồ nói trên là một "thiên hà vòng cực" hiếm có gọi là NCG 4632. Khác với thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, ngoài đĩa ánh sáng rực rỡ, thiên hà này còn sở hữu một quầng sáng khổng lồ, ma quái vây xung quanh. Quầng này chủ yếu là khí hydro và nghiêng khoảng 90 độ so với mặt phẳng thiên hà.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian-Hinh-2
Những cấu trúc ngoạn mục mang hình con mắt này có thể chứa các bụi và sao, được cho chỉ xuất hiện ở 1/1.000 thiên hà.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian-Hinh-3
Tuy nhiên với các phát hiện mới, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn Nathan Deg từ Đại học Queen (Kingston - Canada) cho rằng tần suất xuất hiện của chúng có thể dày đặc hơn đến 30 lần.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian-Hinh-4
Các nhà thiên văn học vẫn đang tìm hiểu làm thế nào mà thiên hà lại có vòng cực. Người ta cho rằng chúng hình thành khi các thiên hà phát triển, bằng cách va chạm với các thiên hà khác hoặc bằng cách nuốt chửng khí.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian-Hinh-5
Deg và các đồng nghiệp đã phát hiện ra cấu trúc dạng vòng xung quanh NGC 4632 – và một cấu trúc bao quanh một thiên hà khác, NGC 6156 – trong dữ liệu từ cuộc khảo sát WALLABY, một dự án đang quét một nửa bầu trời phía nam bằng kính viễn vọng vô tuyến ASKAP ở Tây Úc.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian-Hinh-6
Có thể khó để phân biệt các vòng cực với các đĩa thiên hà bị biến dạng, tùy thuộc vào cách các thiên hà được định hướng so với Trái Đất. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh thực tế ảo để giúp phân biệt các đĩa thiên hà với các vòng cực, so sánh dữ liệu thực với các quan sát mô phỏng về các vòng cực hoàn hảo được nhìn ở các góc khác nhau.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian-Hinh-7
Các nhà khoa học báo cáo rằng, các cấu trúc tuyệt đẹp mà hai thiên hà thể hiện thực sự có thể là các vòng cực, với vòng cực của NGC 4632 trải rộng khoảng 60.000 năm ánh sáng. Việc nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra hai vòng cực tiềm năng trong 592 thiên hà có trong những dữ liệu đầu tiên của WALLABY cho thấy, các ước tính trước đây về tần số của các cấu trúc như vậy là quá thấp.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian-Hinh-8
Thành quả của những nỗ lực kết hợp này là một hình ảnh tổng hợp nổi bật của NGC 4632, được nhìn dưới ánh sáng khả kiến và ánh sáng vô tuyến của quầng hydro quanh nó.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian-Hinh-9
Hydro phát ra chủ yếu là ánh sáng vô tuyến, do đó cấu trúc này không thể nhìn thấy được trong các hình ảnh ánh sáng khả kiến của thiên hà được chụp bởi Kính viễn vọng Subaru ở Hawaii trước đây.
Giat minh “con mat vu tru” huyen bi quan sat Trai Dat tu khong gian-Hinh-10
Cấu trúc lạ lùng của các thiên hà vòng cực có thể giúp khai phá những điều chưa từng biết về cách mà các thiên hà hình thành và tiến hóa trong vũ trụ.

Mời quý độc giả xem video: Ngắm Trái Đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế

Theo Đời sống
back to top