Giao thông đang là điểm nghẽn của Đồng bằng sông Cửu Long

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Văn Thể,giao thông vận tải (GTVT) của ĐBSCL hiện nay đang là điểm nghẽn rất lớn dù đã được tập trung đầu tư

Theo đó, trong Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030 tổ chức tại TP Cần Thơ sáng 21/6, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, trong thời gian tới, ngành giao thông sẽ tập trung đẩy nhanh phát triển hạ tầng giao thông để gỡ nghẽn cho khu vực này.

Theo đó, Bộ GTVT sẽ bổ sung cảng Trần Đề (Sóc Trăng) - xem đây là cửa ngõ chính ĐBSCL để tàu 80.000-100.000 tấn có thể hoạt động ở khu vực này.

bo-truong-bo-gtvt-nguyen-van-the.jpg

Về hàng không, ngoài sân bay quốc tế Cần Thơ, Bộ GTVT đang nghiên cứu nâng cấp sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) và sân bay Cà Mau.  

Về đường bộ, trong nhiệm kỳ này, Chính phủ, Quốc hội đã chi 86.000 tỷ đồng để phát triển hệ thống đường bộ của ĐBSCL. Dự kiến trong nhiệm kỳ khu vực này sẽ có thêm 400km đường cao tốc.

Tư lệnh ngành giao thông cho biết việc xác định cao tốc phải kết nối với phát triển kinh tế, do đó điểm cuối của hệ thống cao tốc này kết nối với cảng Trần Đề. Từ Cảng Trần Đề, tàu 100.000 tấn chỉ cách TP Cần Thơ 60km.

Còn Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cũng cho biết, ,mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ, hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế, hệ thống đường ven biển, phát triển một số trục kết nối đến các đầu mối vận tải lớn, các khu công nghiệp. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, trong đó chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối với hành lang vận tải và hệ thống cảng chuyên dùng đường thủy nội địa. Trong đó, tập trung triển khai tuyến đường bộ ven biển trở thành hành lang kinh tế thực thụ để đóng góp cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế vùng, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuyến đường ven biển sẽ giúp sắp xếp lại dân cư vùng ven biển, mở ra không gian hướng biển, không gian phát triển kinh tế biển.

Theo Đời sống
back to top