Theo thông tin từ Phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Chân Mộng, Phú Thọ, vừa qua phòng khám nhận được yêu cầu cấp cứu ngoại viện, khoảng cách di chuyển không xa.
Đến địa điểm cấp cấu, hiện trường là một khu ao cá, nạn nhân nam 20 tuổi bị điện giật trong trạng thái đã ngừng tim, đồng tử giãn, da niêm mạc tím tái, miệng, mũi có nhiều bọt màu hồng, tay và chân trái có nhiều vết bỏng, da cháy xém.
Sau hơn 30 phút ép tim, sốc điện, mặc dù chưa có mạch nhưng có một tín hiệu duy nhất khiến các bác sĩ có niềm tin. |
Khi thấy trên monitoring cầm tay có tín hiệu SpO2, điều dưỡng trong kíp cấp cứu đã quyết định vừa ép tim vừa vận chuyển gấp nạn nhân về phòng cấp cứu. Khi về phòng cấp cứu, mặc dù đã được chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị và thuốc nhưng việc cấp cứu ngừng tuần hoàn vẫn chưa hiệu quả.
Sau hơn 30 phút ép tim, sốc điện, mặc dù chưa có mạch nhưng có một tín hiệu duy nhất khiến các bác sĩ có niềm tin, đó là đồng tử của nạn nhân có dấu hiệu co nhỏ hơn. Sau khi hội chẩn và được Giám đốc bệnh viện đồng ý, một kíp cấp cứu khác khẩn cấp di chuyển xuống phòng khám.
Tuy nhiên, với 3 giờ ngừng tim, mặc dù ép tim liên tục nhưng khả năng cấp máu cho não hạn chế cho nên bệnh nhân đối mặt với nguy cơ mất não và suy đa tạng, vì vậy, các bác sĩ đã áp dụng biện pháp hạ thân nhiệt và lọc máu liên tục.
Sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định. |
Sau nhiều ngày điều trị, các chỉ số xét nghiệm cải thiện, các bác sĩ giảm rồi cắt thuốc vận mạch, an thần, bệnh nhân dần thoát mê, tự thở và bắt đầu có ý thức trở lại. Đến ngày thứ 10, bệnh nhân có thể ngồi, đứng dậy.