Giãn cách, xét nghiệm, điều trị: Ba trụ cột chống dịch Covid-19

Giãn cách xã hội hẹp nhất và chặt nhất có thể; xét nghiệm thần tốc, an toàn, khoa học, hợp lý; phân loại điều trị từ xa, từ sớm, giảm chuyển nặng, giảm tử vong.

Tại cuộc họp ngày 17/10 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh và từng bước chuyển sang trạng thái mới, song đợt dịch thứ tư đã gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế-xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân. Vì vậy, thời gian tới đây, các nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp được thực hiện phải rất toàn diện, hiệu quả và kịp thời.

tt-hoi-suc-tich-cuc-bv-huu-nghi-viet-duc.jpg
Hơn 160 ngày căng mình chống dịch Covid-19, TPHCM đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm,

Thủ tướng nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các địa phương đã kế thừa bổ sung và hình thành công thức trong phòng, chống dịch: “5K + văcxin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của nhân dân và các biện pháp khác.”

3 trụ cột là giãn cách, cách ly hẹp nhất, nhanh nhất, chặt nhất có thể, có mục tiêu và lộ trình rõ ràng; xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch, bảo đảm an toàn, khoa học, hợp lý và hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế; điều trị từ xa, từ sớm, từ ngay tại cơ sở, góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong.

lay-mau-cong-dong-cho-hon-3000.jpg
Xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch Covid-19

Việt Nam đã kiểm soát thành công 3 đợt dịch đầu tiên với mục tiêu “Zero Covid-19" bằng cách "ngăn chặn; phát hiện; cách ly; khoanh vùng dập dịch; điều trị hiệu quả" và áp dụng 5K.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đợt dịch lần thứ 4 diễn biến phức tạp, nhiều thách thức do biến chủng virus Delta lây lan nhanh chóng. Dịch bệnh tấn công trực diện vào những nơi đông người như bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp, chợ đầu mối, xóm trọ, khu trọ công nhân chật chội…

Trong khi đó, điều kiện cơ sở, vật chất rất hạn chế, nhiều giải pháp không thể triển khai kịp thời, hiệu quả do không đủ vật tư y tế và nhân lực.

Trong giai đoạn đầu tại TPHCM, xét nghiệm thần tốc, nhiều vòng thực hiện rất khó khăn do thiếu kit xét nghiệm. “Thậm chí, đến quần áo bảo hộ cũng thiếu, có thể nói là chúng ta trở tay không kịp”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chia sẻ.

giang-day.jpg
Giãn cách xã hội vẫn là giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Nên, chúng ta đã tập trung phân loại, điều trị người bệnh từ xa, từ sớm ngay tại cơ sở, điều động thêm nhân lực, tăng cường vật tư, trang thiết bị…

Giãn cách xã hội vẫn là giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Giãn cách triệt để giữa người với người mới có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm của virus truyền nhiễm.

Nếu không kịp thời phát hiện các F0 không triệu chứng trong cộng đồng, khả năng lây lan rất lớn, rất nguy hiểm, khiến hệ thống y tế quá tải, nhiều người bệnh nặng, tử vong, đe dọa sự ổn định và phát triển của đất nước.

3-tai-cho.jpg
TPHCM thực hiện giãn cách xã hội cùng phát triển kinh tế bằng mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, "1 cung đường - 2 điểm đến"…

Bên cạnh đó, giãn cách xã hội cùng phát triển kinh tế bằng mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, "1 cung đường - 2 điểm đến"…

Các mô hình hỗ trợ người dân yên tâm chung tay cũng chính phủ và lãnh đạo thành phố phòng chống dịch như “Gian hàng 0 đồng”, “Đi chợ giúp dân”, “Chuyến xe nghĩa tình”, ATM gạo, ATM oxy, xe cứu thương miễn phí, quán cơm thiện nguyện; trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm Covid-19…

tang-qua-bv-da-chien-12.jpg
Mỗi người dân chung tay cùng các tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, trong đợt dịch thứ 4, nhiều biện pháp chuyên môn chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được áp dụng.

Có thể kể đến hàng trăm tổ Covid-19 cộng đồng; trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19, mô hình trạm y tế lưu động; xét nghiệm diện rộng, nhiều vòng ở các địa bàn nguy cơ cao, rất cao; phân tầng điều trị theo mô hình “tháp 3 tầng”; quản lý điều trị F0 tại nhà...

hinh-46.jpg
Trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm Covid-19, HOPE, do Bệnh viện Hùng Vương TPHCM phụ trách. 

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định: “Năng lực ứng phó của hệ thống y tế ngày một nâng lên. Mặc dù xuất phát điểm chậm, song tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi văcxin ngừa Covid-19 của Việt Nam gia tăng nhanh chóng, hơn một số nước trong khu vực và mức trung bình của thế giới. Việt Nam chủ động hơn trong việc chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch.”

Theo Đời sống
back to top