Nguồn ảnh: Phys.
Một kết luận mới chỉ rõ, khi Sao Chổi đi qua hệ Mặt trời, chúng tương tác với bức xạ Mặt Trời, gió Mặt Trời và từ trường Mặt Trời. Sự tương tác này trong một số trường hợp nhiễu loạn có thể tạo ra tia X.
Những tia X này được tạo ra ở phía mà Sao Chổi tiếp xúc với Mặt Trời gần nhất bởi phía này là nơi mà gió Mặt Trời ảnh hưởng đến bầu khí quyển sao chổi đầu tiên và khốc liệt, bất ổn định nhất.
Để nghiên cứu cách thức tia X có thể phát ra từ sao chổi, một nhóm các nhà khoa học từ 15 viện nghiên cứu thực hiện các thí nghiệm tại cơ sở laser LULI ở Paris, nơi mô phỏng lại cách tương tác giữa gió Mặt Trời với Sao Chổi.
Đối với cuộc thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã phóng những chùm tia laser vào một đĩa nhựa, và đã gây nổ tung, gây ra một dòng điện từ và ion bị trục xuất, tạo thành một luồng khí ion hóa cao như gió Mặt Trời.
Dòng chảy plasma này sau đó đã tác động lên một quả cầu rắn, cái này gọi là vật thí nghiệm mô phỏng ‘Sao Chổi’, đặt gần khoảng một 1cm giống như những gì xảy ra khi một Sao Chổi thực sự đi qua Mặt Trời. Người ta phát hiện ra rằng các electron bị nóng lên khoảng một triệu độ và cuối cùng dẫn đến sự phân tán electron.
Những electron nóng này chịu trách nhiệm phát ra tia X nhưng chỉ khi có từ trường tác động cực mạnh.
Huỳnh Dũng
(theo Phys, Kiến Thức)