<div> <p><span><strong>Giá vàng giao ngay</strong></span> chốt phiên 5/6 tại 1.684 USD một ounce, giảm 29 USD. Trong phiên, giá có thời điểm xuống sát 1.670 USD. Tổng cộng tuần này, giá giảm 2,6% - mạnh nhất kể từ giữa tháng 3.</p> <p>Nhu cầu vàng đi xuống do báo cáo việc làm Mỹ lạc quan hơn dự kiến. "Nền kinh tế tạo thêm 2,5 triệu việc làm, thay vì giảm 7,5 triệu như dự báo. Sự chênh lệch tới 10 triệu việc làm này đã nhen nhóm lại kỳ vọng vào đà phục hồi kinh tế Mỹ", Bart Melek – Giám đốc Chiến lược hàng hóa tại TD Securities nhận xét.</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> </figure> </div> <meta content="https://i1-kinhdoanh.vnecdn.net/2020/06/06/gold-3643-1591402521.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=SX6D4-bfY3HCbe1yTbrpwA" itemprop="url" /> <meta content="561" itemprop="width" /> <meta content="364" itemprop="height" /> <meta content="" itemprop="href" /> <div><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/06/06/i1-kinhdoanh-vnecdn-net_gold-3643-1591402521.jpg 1x, https://i1-kinhdoanh.vnecdn.net/2020/06/06/gold-3643-1591402521.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_dO_93EQviINOwuuluIw1w 1.5x, https://i1-kinhdoanh.vnecdn.net/2020/06/06/gold-3643-1591402521.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=iR5ldYZxqtwuOsyqzAjhrQ 2x" /><img alt="Diễn biến giá vàng thế giới vài ngày qua." src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/06/i1-kinhdoanh-vnecdn-net_gold-3643-1591402521.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p>Diễn biến giá vàng thế giới vài ngày qua.</p> </figcaption> <p>Kim loại quý cũng chịu sức ép từ đồng đôla mạnh lên và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng. Do việc này khiến chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng cao lên theo.</p> <p>Tuy nhiên, "bất ổn kinh tế, căng thẳng thương mại và các vấn đề của Mỹ" vẫn sẽ hỗ trợ giá vàng trong dài hạn, Rhona O’Connell – nhà phân tích tại INTL FCStone nhận định.</p> <p><span><strong>Giá dầu thô</strong></span> hôm qua cũng tăng nhờ tỷ lệ thất nghiệp giảm và khả năng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) gia hạn giảm sản xuất. Chốt phiên cuối tuần, dầu Brent tăng 5,8% lên 42,3 USD một thùng. Dầu thô Mỹ WTI tăng 5,7% lên 39,55 USD. Tổng cộng cả tuần, Brent đã lên 19,2% và WTI lên 10,7%.</p> <p>Cả hai loại dầu đã tăng 6 tuần liên tiếp, nhờ các nước giảm sản lượng và tín hiệu nhu cầu nhiên liệu hồi phục khi các quốc gia nới lỏng lệnh phong tỏa. Bộ Năng lượng Nga hôm qua (5/6) cho biết OPEC và các đồng minh sẽ họp trực tuyến hôm nay. Cuộc họp lẽ ra diễn ra vào tuần tới, nhưng đã được đẩy lên sớm.</p> <p>Hai nguồn tin của Reuters cho biết Saudi Arabia và Nga đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm hiện tại (9,7 triệu thùng một ngày) sang tháng 7. Tuy nhiên, Riyadh thậm chí muốn kéo dài việc này đến hết tháng 8.</p> <p>Nếu OPEC+ không thống nhất được việc gia hạn này, mức giảm sản xuất sẽ chỉ còn 7,7 triệu thùng một ngày trong giai đoạn tháng 7 – tháng 12/2020 như thỏa thuận trước đó.</p> <p>Một yếu tố hỗ trợ khác là bão nhiệt đới Cristobal, dự kiến đổ bộ Vịnh Mexico cuối tuần này. Đây là khu vực có nhiều cơ sở khai thác dầu thô.</p> <p>Chứng khoán Mỹ hôm qua cũng tăng vọt sau thông tin tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm từ 14,7% trong tháng 4 xuống 13,3% tháng 5, do tốc độ sa thải chậm lại. Nhà đầu tư hiện chờ phiên họp tuần tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Fed đến nay đã tung gói kích thích khổng lồ và hạ lãi suất xuống sát 0% để bảo vệ nền kinh tế khỏi đại dịch.</p> <p> </p>