<p style="text-align: justify;">Ngày 19/11, hệ thống xử lý, cấp nước sạch do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, thiết kế đưa vào vận hành tại Trường THPT Mùn Chung (xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên).</p> <p style="text-align: justify;">Ở ngôi trường này có hơn 300 học sinh, 40 thầy cô giáo nội trú nhưng nhiều năm qua phải sống trong cảnh thiếu nước sạch. Nước dùng hàng ngày được tích từ mùa mưa vào các bể chứa nhưng chỉ đủ dùng trong thời gian ngắn. Hàng năm từ tháng 10 tới hết tháng 6 năm sau, thầy và trò phải đi bộ hơn 5 km đường rừng núi để tìm nguồn nước dẫn về trường.</p> <p style="text-align: justify;">Do nước dẫn trực tiếp từ khe, suối nên việc lẫn các sinh vật còn sống, bơi bò trong nước thường xuyên xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng nhiều cơ quan liên quan đã khảo sát, xây dựng hệ thống dẫn, xử lý nước.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Hệ thống lọc, xử lý nước suối thành nước sạch lắp đặt tại Trường THPT Mùn Chung. Ảnh: Phạm Thanh Đăng." src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/20/he-thong-loc-nuoc-1-9487-1542686959.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Hệ thống lọc, xử lý nước suối thành nước sạch lắp đặt tại Trường THPT Mùn Chung. Ảnh: <em>Phạm Thanh Đăng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Sau một năm (6/2017 - 6/2018), nhóm nghiên cứu đã lựa chọn nguồn nước trong hang động đá vôi ở cách trường 500m, thiết kế hệ thống xử lý.</p> <p style="text-align: justify;">Hệ thống gồm các modul lọc, bơm và xử lý nước. Nước dẫn từ nguồn về sẽ được cấp và trộn định lượng hóa chất (keo tụ) để loại bỏ chất rắn lơ lửng, tạo độ trong. Các chất rắn lơ lửng tồn đọng trong hệ thống sẽ được tự động rửa lọc và đẩy cặn bẩn thông qua van xả đáy. </p> <p style="text-align: justify;">Sau khi lọc tinh, nước tiếp tục được khử trùng nhờ ứng dụng nước Javen điện phân từ muối ăn. Qua công đoạn này, độ trong, chất rắn lơ lửng và khuẩn E.coli trong nước đạt chuẩn nước sinh hoạt do Bộ Y tế quy định.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Bình trộn xử lý sơ bộ nước từ nguồn. Ảnh: Phạm Thanh Đăng." src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/20/he-thong-loc-nuoc-1135-1542686959.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Bình trộn xử lý sơ bộ nước từ nguồn. Ảnh: <em>Phạm Thanh Đăng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">GS Nguyễn Đình Công, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, hệ thống được đưa vào thử nghiệm 5 tháng qua, hoạt động ổn định, cấp nước sạch cho trường THPT Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Với kinh phí nghiên cứu và lắp đặt khoảng một tỷ đồng, hệ thống đã cấp nước ổn định cho điểm trường với công suất 100m3/ngày đêm.</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm nghiên cứu đã tập huấn cho các cán bộ của trường THPT nội trú Mùn Chung vận hành thành thạo trạm xử lý.</p> <p style="text-align: justify;">"Hiện gần 400 thầy và trò trường THPT Mùn Chung và cả cụm trường tiểu học, mầm non, THCS Mùn Chung, cụm dân cư xung quanh với khoảng 2.500 người cũng có thể sử dụng nước sạch nhờ hệ thống này", GS Công nói. </p> <p style="text-align: justify;">Ông Nguyễn Viết Trung, Hiệu trưởng THPT Mùn Chung chia sẻ, có hệ thống xử lý nước, thầy trò của trường sẽ không còn phải chứng kiến những con đỉa, con vắt bé ngọ nguậy trong nước sinh hoạt hàng ngày.</p> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên lý hoạt động của hệ thống:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nước mặt được cấp vào hệ thiết bị NM-120 NC qua ống cấp vào D60 PVC. Nước khai thác được cấp vào cột trộn hóa chất PAC có đường kính D300; H2000, vật liệu thép dày 4mm, phủ sơn epoxy để nhận và trộn một lượng dung dịch keo tụ vừa đủ để tạo phản ứng keo tụ. Từ đây nước tiếp tục đi vào bình trộn tĩnh, trong đó có 3 lớp tạo xoáy, mỗi lớp có 100 cột xoáy với tốc độ chậm tương đương 20 vòng/phút để tạo bông cặn. Nước thô tiếp tục được dẫn vào đáy bình lọc thô.</p> <p style="text-align: justify;">Trong bình lọc thô, nước đi từ dưới lên trên, cặn lơ lửng kết bông được giữ lại ở đáy lớp vật liệu lọc, nước trong phía trên bình lọc nổi được dẫn sang lọc tại bể lọc tinh. Cặn bẩn được tích tụ ở lớp dưới của lớp vật liệu lọc nổi và được xả ra ngoài khi mở van xả D100 ở đáy bình lọc thô.</p> <p style="text-align: justify;">Trong bể lọc cát, nước đi qua lớp cát lọc từ trên xuống dưới lớp cát, chảy qua sàn thu đục lỗ, theo ống D100 chảy lên ngăn trên của bình lọc cát. Ống thu nước sạch được thiết kế phía gần miệng bình lọc, nước sạch dâng lên đến miệng bình lọc cát chảy vào ống dẫn, chảy xuống bể chứa nước sạch.</p> <p style="text-align: justify;">Dung dịch Javen để khử trùng được đưa vào giai đoạn dẫn nước sạch vào bể chứa.</p> <p style="text-align: justify;">Hàng năm, chi phí bảo dưỡng, thay vật liệu lọc hết khoảng 2,1 triệu đồng/năm.</p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div>