Ga Hà Nội: Sẽ chuyển đổi thành ga trung tâm của các tuyến đường sắt đô thị
Trần Hải
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ga Hà Nội sẽ không còn đóng vai trò là ga đầu mối của các tuyến đường sắt liên tỉnh như hiện nay, thay vào đó sẽ được bàn giao lại cho Thành phố Hà Nội sử dụng làm ga trung tâm của tuyến đường sắt đô thị.
1- Ga Hà Nội được xây dựng vào năm 1902 cùng thời điểm với cầu Long Biên, là hai hạng mục của đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội.
Trước đây, Ga Hà Nội có tên là Ga Hàng Cỏ. Năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ga được đổi tên thành Ga Hà Nội.
Năm 1936, ga Hàng Cỏ trở thành điểm đầu của đường sắt xuyên Việt.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Ga Hà Nội đã đưa hàng triệu bộ đội từ Miền Bắc vào giải phóng Miền Nam.
Trong chiến tranh, ga Hàng Cỏ trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu bị máy bay Mỹ ném bom, bắn phá.
Các tuyến đường sắt nối từ Ga Hà Nội với cả nước trở thành mạch máu vận tải vô cùng quan trọng.
Những năm gần đây, do sự phát triển của hàng không, đường bộ cũng như phương tiện cá nhân nên vai trò của đường sắt đã giảm đi rất nhiều.
Hành khách đi tàu chủ yếu là người già, em bé
Tuy nhiên do đặc trưng riêng, rất nhiều du khách vẫn muốn trải nghiệm thú vị bằng đường sắt, sự lựa chọn đi tàu cũng được rất nhiều du khách quan tâm.
Việc thay đổi công năng sử dụng của Ga Hà Nội sẽ được diễn ra trong thời gian nhiều năm nữa.
Thi công giai đoạn 2 - ga ngầm S12. Đây là một trong những hạng mục thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, dù là đầu mối của đường sắt quốc gia liên tỉnh hay đường sắt đô thị, phục vụ kinh tế - xã hội hay quân sự, ga Hà Nội đều cho thấy vị trí đắc địa của mình.