Cụ thể hơn, trong gói 7.000 tỷ được Quốc hội thông qua, ngành đường sắt đã có kế hoạch sửa chữa 9 hầm.
Nhưng trên tuyến Hà Nội - TP.HCM có 22 hầm, đều được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nên đều cần được sửa chữa, nâng cấp.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) dự tính kinh phí sửa chữa 13 hầm còn lại là 1.900 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VNR cũng kiến nghị bố trí 1.160 tỷ đồng để cải tạo cục bộ bình diện đường cong bán kính nhỏ tại 26 đường cong, thực hiện 6 công trình thay ghi tốc độ cao và xử lý nguy cơ đá lăn, đá rơi đảm bảo an toàn tại 14 vị trí.
VNR cũng kiến nghị bố trí khoảng 1.700 tỉ đồng để cải tạo, thay thế 87 cầu nguy hiểm và làm các công trình để tách giao thông đường bộ, đường sắt đối với 3 cầu Lục Nam, Long Đại, Phố Lu.
87 cầu có dấu hiệu nguy hiểm này trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM.
Gồm 55 cầu khu đoạn Đà Nẵng - Quy Nhơn cần thay thế kết cấu và 32 cầu khu đoạn Quy Nhơn - Sài Gòn cần thay thế cầu, gia cố.
Nhiều cầu xây dựng từ những năm 1936, cá biệt có cầu xây dựng từ 1910, nhiều cầu xây dựng trước năm 1975. Tải trọng các cầu nhỏ, chỉ từ 10-13 tấn.
Trước đó, VNR cũng kiến nghị bố trí vốn sửa chữa, nâng cấp hơn 40 nhà ga hành khách và hàng hóa trong giai đoạn 2022-2023 với tổng kinh phí khoảng 2.380 tỷ đồng.