Đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim thế nào?

ng không trực tiếp làm hại trái tim. Nhưng nó chắc chắn gián tiếp làm hại trái tim, bằng cách thúc đẩy các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim.

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi đã đọc được rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tại sao lại như vậy? Bác sĩ có lời khuyên nào với người thích ăn những thứ ngọt ngào như tôi không.

Ảnh minh họa.

TS.BS Anthony Komaroff, Trường Y Harvard (Mỹ):

Chào bạn!  Theo như tôi biết, đường không trực tiếp làm hại trái tim. Nhưng nó chắc chắn gián tiếp làm hại trái tim, bằng cách thúc đẩy các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim, như:

Béo phì

Dư thừa calo góp phần gây ra béo phì. Đường là một nguồn chính dẫn tới dư thừa calo. Người thừa cân và béo phì có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch. Ngày nay, chúng ta đang khám phá ra rằng, các tế bào chứa chất béo tạo ra các hormone di chuyển trong máu và có nhiều tác động có hại đến trái tim. Các tế bào chứa nhiều chất béo hơn, và nhiều chất béo trong mỗi tế bào cao hơn mức độ tạo ra các hormone.

Đái tháo đường

Đồ uống có đường đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Lý do là đường được tiêu hóa nhanh. Đường có trong dạ dày và ruột của bạn sẽ nhanh chóng có trong máu. Mức đường huyết tăng lên sẽ tác động đến tuyến tụy.

Tuyến tụy có nhiều chức năng, một trong số đó là sản sinh insulin – một hormone làm giảm lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ gây áp lực lên tuyến tụy. Khi điều đó xảy ra, dần dần, tuyến tụy sẽ bị suy giảm chức năng.

Cholesterol

Cũng giống như béo phì và bệnh đái tháo đường, cholesterol là một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng ảnh hưởng đến trái tim. Đường dư thừa làm giảm cholesterol HDL (“tốt”) và làm tăng triglyceride độc hại.

Tăng huyết áp

Đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim thế nào? ảnh 2Có hai nghiên cứu chính là tìm ra mối liên quan giữa đường và tăng huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy đồ uống có đường có liên quan đến việc làm tăng huyết áp. Nghiên cứu kia phát hiện ra rằng cắt giảm đồ uống có đường mỗi ngày làm giảm huyết áp.

Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ làm gia tăng bệnh tim mạch. Các loại đồ uống có gas chứa đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

Rõ ràng là đường ảnh hưởng đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Những vấn đề này có thể chuyển thành các cơn đau tim? Nó có thể. Một nghiên cứu dài hạn được Trường Y Harvard thực hiện trên gần 90.000 người cho thấy, những người uống trung bình một loại đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị đau tim hơn 23% so với những người uống đồ uống không có đường. Nguy cơ này thậm chí còn cao hơn ở những người uống 2 hoặc nhiều loại đồ uống có đường mỗi ngày.

Hãy thử những chiến lược này để cai nghiện đường:

Từ bỏ đồ uống có đường: Giải quyết cơn khát bằng nước khoáng hoặc nước máy. Cho thêm một chút nước trái cây, một lát chanh hoặc một vài lá bạc hà vào nước để tăng thêm hương vị.

Hãy ăn trái cây, chứ không phải uống nước trái cây: Ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây. Hãy đọc nhãn mác trên hộp nước ép. Hãy chọn loại chỉ thêm ít đường.

Chọn đồ ăn vặt lành mạnh: Hãy ăn trái cây, các loại hạt hoặc rau tươi.

Đọc nhãn thực phẩm: Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói có cho thêm đường. Đường có thể được ghi là glucose, dextrose, nước ép trái cây cô đặc, siro phong, mật rỉ đường và siro ngô chứa lượng fructose cao.

Mai Nguyễn (tổng hợp)

Theo Đời sống
back to top