Nghiên cứu cho thấy, di truyền chỉ đóng vai trò 20% trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển lại chính là môi trường sống và dinh dưỡng. Nếu được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, trẻ sẽ có cơ hội tối ưu tiềm năng phát triển.
Trẻ khám sức khỏe đầu năm học (ảnh minh họa) |
Trong suốt quá trình phát triển của trẻ, 5 năm đầu đời chính là cơ cung cấp hội để trẻ đạt đến 60% chiều cao và 90% khối lượng não bộ khi trưởng thành. Vì vậy, việc đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong thời điểm vàng này là điều thiết yếu giúp ngăn ngừa tình trạng thấp còi, sức đề kháng yếu và chậm phát triển nhận thức sau này. Trẻ cần được bổ sung đủ 4 nhóm chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất để tăng trưởng chiều cao.
Cung cấp cho trẻ đủ chất đạm - chất đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là các chất đạm động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết. Bên cạnh đó, không quên chất béo vì đây cũng là chất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ. Chất béo đồng thời còn giúp tăng cường hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D,...) giúp hệ xương phát triển tốt.
Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới cho biết bộ đôi dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của sụn tăng trưởng và chiều cao của trẻ, chính là Arginin và Vitamin K2. Để bổ sung đầy đủ Arginin và Vitamin K2 cho trẻ, mẹ có thể chú trọng các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này như các loại hạt, ngũ cốc, các loại đậu, thịt, hải sản, trứng và các sản phẩm được chế biến từ bơ sữa (thực phẩm chứa nhiều Arginin); thịt và thực phẩm lên men như sữa chua hay đậu phụ lên men, bơ, lòng đỏ trứng (thực phẩm chứa nhiều Vitamin K2).
Bên cạnh đó, chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ: các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao: bơi lội, đạp xe, chạy, chơi cầu lông... khi trẻ đã lớn chọn các môn thể thao phù hợp với tuổi của trẻ.