Đừng vội vứt khẩu trang vải

Từ khi đại dịch bắt đầu, ước tính có khoảng 7.200 tấn rác thải y tế được sinh ra mỗi ngày – chủ yếu là khẩu trang dùng một lần.
inside-cloth-covid-mask-777x518.jpg

Nghiên cứu gần đây từ đại học Colorado Boulder đã chỉ ra rằng, việc giặt và sấy không hề làm giảm khả năng lọc các phần tử lây nhiễm của khẩu trang vải.
“Đây là tin đáng mừng cho việc bảo vệ môi trường”, tác giả chính, PGS. Marina Vance tại khoa Kỹ thuật Cơ Khí Paul M. Rady nói. “Chiếc khẩu trang vải mà bạn vẫn giặt, phơi và tái sử dụng vẫn còn phát huy tốt công dụng - đừng vứt đi”.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Aerosol and Air Quality Research, cũng xác nhận lại kết luận nghiên cứu trước đó về việc đeo chồng khẩu trang vải lên trên khẩu trang y tế, với điều kiện là phải vừa mặt người đeo, có làm tăng khả năng bảo vệ của khẩu trang vải.
Quá trình nghiên cứu khá đơn giản: Tạo ra các mảnh vải cotton 2 lớp, cho chúng trải qua các lần giặt sấy liên tiếp (lên tới 52 lần, tương đương với số lần nếu giặt hàng tuần trong một năm) và kiểm tra khả năng lọc của chúng sau 7 chu kỳ như vậy.
Các khẩu trang được gắn vào một đầu của phễu thép mà từ đó các nhà nghiên cứu có thể điều chỉnh được một luồng không khí ổn định và các vật chất trong không khí tương tự như cách ta thở tác động lên khẩu trang.
Mặc dù các sợi vải bắt đầu trở nên rời rạc sau nhiều lần giặt sấy liên tục, các nhà nghiên cứu khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lọc của vải.
Điều thay đổi đáng chú ý duy nhất đó là sự cản trở hô hấp có tăng chút ít, nghĩa là bạn có thể cảm thấy hơi khó thở một chút khi đeo khẩu trang đã qua nhiều lần sử dụng.
Theo các nhà nghiên cứu, điều quan trọng là khẩu trang phải “vừa khít”. Hình dạng khuôn mặt của con người là rất đa dạng. Vì vậy phụ thuộc vào hình dạng của khẩu trang và cách con người điều chỉnh nó mà khẩu trang có thể sẽ không vừa khít. Nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy khẩu trang không phù hợp có thể để lọt tới 50% vật chất trong không khí – bao gồm cả virus - mỗi khi ta hít vào thở ra.
Nghiên cứu này đã xác định khẩu trang vải cotton có thể lọc tới 23% các vật chất có kích thước bé nhất (0.3 micron). Trong khi khẩu trang vải chồng lên khẩu trang y tế có thể đạt được gần tới 40% hiệu quả lọc.
Còn khẩu trang KN95 và N95 khả năng lọc tới 83-99% các vật chất này.
Tuy vậy, nhiều người vẫn ưu chuộng sử dụng khẩu trang vải do sự thoải mái, tiết kiệm và khả năng tái sử dụng của nó.
“Tôi nghĩ khẩu trang lí tưởng nhất là loại phải vừa vặn với khuôn mặt của bạn mà không gây khó chịu”, PGS. Vance nói.

Theo Scitechdaily
back to top