Dùng công nghệ nào để thăm dò tàu cổ đắm ở Quảng Ngãi?

Robot lặn, đèn soi chiếu dưới nước và camera là những công nghệ đã được đề xuất để thăm dò tàu cổ đắm ở Quảng Ngãi.
Mới đây, Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi vừa tiến hành thẩm định số đồ vật là gốm sứ được ngư dân trục vớt tại vùng biển huyện Bình Sơn. Kết quả thẩm định của chuyên gia cho thấy 40 đĩa, tô đều là cổ vật thời Minh - Thanh.
Nhận định ban đầu, số cổ vật này có nguồn gốc từ tàu cổ đắm, bị vùi trong lớp bùn ở độ sâu khoảng hơn 50m nước. Khả năng tàu bị chìm nhanh khi gặp bão nên hàng hóa là gốm sứ còn nguyên vẹn.
Tham do tau co dam o Quang Ngai: Dung cong nghe nao kha thi?
Đĩa gốm cổ được xác định có nguồn gốc từ thời nhà Minh, Trung Quốc. Ảnh:Nguyễn Tánh
Để tiến hành trục vớt con tàu, các chuyên gia sẽ thực hiện thăm dò ở vị trí cách bờ khoảng 6 km, trên diện tích 1.000 m2, trong vòng 15 ngày. Một sà lan nổi cùng với máy thổi, hút bùn cát, máy quay phim và chụp hình dưới nước, máy lặn, đồ lặn... được đưa ra khu vực trục vớt. Nhóm thợ lặn 8-10 là những người có chứng chỉ lặn chuyên nghiệp, đã trục vớt các dự án tương tự.
Nhóm thợ sẽ kết hợp robot lặn, dùng đèn soi chiếu dưới nước, quay camera bề mặt hiện trạng khu vực đáy biển cần khảo sát. Dựa trên hình ảnh cung cấp, cán bộ kỹ thuật ra quyết định và hướng dẫn thợ lặn bước tiếp theo. Kết quả khảo sát là cơ sở để thành lập hội đồng đánh giá và xây dựng phương án khai quật, thu hồi toàn bộ cổ vật trên tàu.
Tham do tau co dam o Quang Ngai: Dung cong nghe nao kha thi?-Hinh-2
Robot lặn, đèn soi chiếu dưới nước và camera là những công nghệ đã được đề xuất để thăm dò tàu cổ đắm ở Quảng Ngãi.
Vùng biển Quảng Ngãi là nơi từng phát hiện nhiều tàu cổ đắm và để lý giải cho việc này, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi cho hay, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, có vị trí đặc biệt quan trọng trong giao thương quốc tế. Do vị trí địa lý đặc biệt này, mà tại các vùng biển Việt Nam xuất hiện nhiều tuyến đường biển, hải cảng và trở thành điểm trung chuyển hàng hóa cũng như điểm dừng chân của các thương thuyền đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Qua các tư liệu lịch sử và kết quả điều tra khảo cổ học đã cho thấy, dọc miền Trung đã tồn tại và phát triển các bến cảng giao thương từ thời kỳ văn hóa Champa đến Đại Việt. Thời gian qua, nhiều cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước thuộc vùng biển miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng đã tìm thấy nhiều con tàu cổ bị đắm, với hàng trăm ngàn cổ vật khác nhau được trục vớt. Những hiện vật từ hàng chục con tàu cổ được tìm thấy, có thể khẳng định miền Trung Việt Nam giữ vị trí quan trọng ở châu Á trong thời kỳ hoàng kim của "con đường tơ lụa trên biển".
Hiện nay, tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi có hơn 300 hiện vật được lưu giữ và bảo quản cùng các hiện vật do các thành viên của Hội Di sản văn hóa tỉnh Quảng Ngãi dày công sưu tập.

Mời quý độc giả xem video: Cận cảnh cưỡng chế, tháo dỡ, di dời "tàu ma” trên Hồ Tây. Nguồn: Kienthucnet.

Theo Đời sống
back to top